6 lời khuyên quản lý tài chính mà bạn không nên làm theo

Trần Thị Mai Hân - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT |

Có kiến thức về quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm trong tiền bạc và xây dựng một nền tảng tài chính vững vàng.

1. Không bao giờ sử dụng thẻ tín dụng

Nhiều chuyên gia tài chính sẽ khuyên bạn không nên sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, khi dùng thẻ tín dụng có trách nhiệm sẽ có những điểm thưởng để bạn đi du lịch một cách tiết kiệm. Ngoài ra, sẽ có chương trình hoàn tiền cho mục đích như mua sắm, khám chữa bệnh, chi trả bảo hiểm… Điều này giúp chúng ta có thể thu về một khoản nhỏ, tiết kiệm chi phí.

Bạn cũng nên tìm hiểu các điều kiện để được miễn phí thẻ thường niên. Có rất nhiều chương trình tích điểm thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu của bạn. Cần thanh toán đúng hạn và khi thanh toán toàn bộ nợ trong kỳ, bạn không phải trả lãi.

2. Đừng phí tiền chi tiêu các nhu cầu, tiện ích

Các chuyên gia thường khuyến cáo rằng, bạn không nên tiêu xài các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng để thỏa mãn nhu cầu không thiết yếu. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý nếu chúng ta thuê người đến giúp việc nhà để tái tạo sức lao động sau giờ làm việc, đồng thời dùng thời gian đó kiếm được số tiền lớn hơn.

Với quan điểm “tự tay làm những gì có thể để tiết kiệm”, bạn có thể bị hạn chế thời gian dành cho gia đình, bạn bè. Vì vậy, nếu có khả năng chi trả, bạn có thể thuê ngoài các dịch vụ đơn giản. Khi đó, chúng ta sẽ có thời gian để dành cho những công việc, mối quan hệ các trong cuộc sống…

3. Nợ nần là xấu

Không phải tất cả các khoản nợ đều xấu. Nếu nợ được sử dụng một cách khôn ngoan, đó sẽ là một nguồn tài nguyên tuyệt vời. Khi vay vốn cho những giao dịch quan trọng như bất động sản, nợ đóng vai trò như đòn bẩy tài chính giúp gia tăng lợi nhuận, miễn là chúng ta quản trị nợ hiệu quả.

4. Không có rủi ro, không có lợi nhuận

Các khoản đầu tư có nhiều mức độ rủi ro khác nhau. Nhận biết việc đầu tư luôn tiềm ẩn rủi ro là một phần cốt lõi trong kế hoạch tài chính.

5. Ngôi nhà của bạn là một khoản đầu tư

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại hình nhà ở mà chúng ta nên xem xét nhà là một khoản đầu tư hay không. Nếu bạn mua nhà với mục đích bán để kiếm lời thì đây là một khoản đầu tư. Nếu căn hộ bạn đang ở đã nhận bàn giao nhiều năm, thiết kế lỗi thời, chất lượng giảm… các chuyên gia tài chính sẽ khuyến nghị bạn nên bán đi. Từ đó đảm bảo hiệu suất đầu tư không sụt giảm quá nhiều.

Tuy nhiên, khi bạn mua nhà để sử dụng, có vị trí thuận tiện, thiết kế riêng… và đã có nguồn vốn đầu tư khác thì ngôi nhà không phải khoản đầu tư.

6. Ngừng chi tiêu và trả nợ vay càng sớm càng tốt

Lời khuyên tập trung vào việc trả hết nợ sớm để không phải chịu áp lực lãi vay là hợp lý. Tuy nhiên sẽ không còn phù hợp nếu bạn phải ngừng toàn bộ nhu cầu cá nhân như tập gym, làm tóc, đi spa... Điều này khiến cho cuộc sống của bạn trở nên nhàm chán. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào thực hành chi tiêu có kiểm soát và phát triển các kỹ năng cần thiết để tăng thu nhập.

Nếu có thể đầu tư tài chính để lợi nhuận cao hơn lãi vay, bạn không nên trả nợ sớm. Ngược lại, khi lãi vay ở mức rất cao thì nên trả bớt nợ.

Trần Thị Mai Hân - chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT
TIN LIÊN QUAN

Chật vật vì thiếu kiến thức quản lý tài chính cá nhân

Anh Kiệt |

Người dân Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều tới việc quản lý tài chính cá nhân. Họ có những khoản tiết kiệm cũng như các khoản đầu tư khác, tuy nhiên chưa có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cụ thể và chưa xác định được mức độ rủi ro phù hợp của mình trong đầu tư.

Lời khuyên quản lý tài chính để vợ chồng không cãi nhau vì tiền

Đức Mạnh |

Quản lý tài chính thông minh là một trong những kỹ năng sống cần thiết của mỗi cá nhân chứ không riêng gì phụ nữ trong gia đình. Bà Trần Thị Mai Hân - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ đưa ra lời khuyên để vợ chồng không còn cãi vã vì tiền bạc.

Quản lý tài chính gia đình hợp lý tránh xung đột trong cuộc sống hôn nhân

Thanh Trúc (THEO BOLDSKY) |

Tình yêu và tiền bạc là hai vấn đề quan trọng trong cuộc sống gia đình. Nó có thể dẫn đến xung đột nếu không tìm được tiếng nói chung và cách quản lý đúng đắn.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

344 người chết và mất tích, thiệt hại 81.503 tỉ do bão số 3

PHẠM ĐÔNG |

Siêu bão số 3 đã làm cho 344 người chết và mất tích, tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu 81.503 tỉ đồng.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Chật vật vì thiếu kiến thức quản lý tài chính cá nhân

Anh Kiệt |

Người dân Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều tới việc quản lý tài chính cá nhân. Họ có những khoản tiết kiệm cũng như các khoản đầu tư khác, tuy nhiên chưa có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm cụ thể và chưa xác định được mức độ rủi ro phù hợp của mình trong đầu tư.

Lời khuyên quản lý tài chính để vợ chồng không cãi nhau vì tiền

Đức Mạnh |

Quản lý tài chính thông minh là một trong những kỹ năng sống cần thiết của mỗi cá nhân chứ không riêng gì phụ nữ trong gia đình. Bà Trần Thị Mai Hân - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ đưa ra lời khuyên để vợ chồng không còn cãi vã vì tiền bạc.

Quản lý tài chính gia đình hợp lý tránh xung đột trong cuộc sống hôn nhân

Thanh Trúc (THEO BOLDSKY) |

Tình yêu và tiền bạc là hai vấn đề quan trọng trong cuộc sống gia đình. Nó có thể dẫn đến xung đột nếu không tìm được tiếng nói chung và cách quản lý đúng đắn.