Bộ trưởng Công Thương: "Nhà máy đạm Ninh Bình hãy tự cứu mình"

Cường Ngô |

Thăm và làm việc tại Nhà máy Đạm Ninh Bình ngày đầu năm, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định bộ sẽ vực dậy nhà máy bị nêu tên là một trong 12 dự án yếu kém này.

Ngày 21.2, ngày làm việc sau Tết Mậu Tuất 2018, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cùng đoàn công tác của Bộ Công Thương đã thăm, làm việc tại Nhà máy Đạm Ninh Bình – một trong 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương, mới được “hồi sinh” đầu tháng 1.2018.

Người đứng đầu Bộ Công Thương cho rằng, vì nhiều lý do khác nhau khiến quá trình vận hành hệ thống nhà máy đạm Ninh Bình chưa hiệu quả, tồn đọng và bất cập. Chính những vướng mắc tích tụ qua nhiều giai đoạn khác nhau đó dẫn đến các vấn đề tưởng chừng đang đặt ra sự tồn tại hay không của nhà máy đạm Ninh Bình.

Nhưng chưa bao giờ Bộ hay Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đặt vấn đề tồn tại hay không nhà máy Đạm Ninh Bình, mà cần nói đến nhà máy đạm Ninh Bình hoạt động như thế nào để hiệu quả, khẳng định vai trò ra sao trong cơ chế thị trường.

"Chúng ta không nói đến chuyện xóa sổ nhà máy đạm Ninh Bình. Nói điều đó là làm tổn thương đến truyền thống tự hào của cán bộ, công nhân viên công tác trong ngành công nghiệp hóa chất, làm tổn thương những người làm trong ngành Công Thương, tổn thương đến cả tình cảm người dân, các lãnh đạo tỉnh Ninh Bình", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hỏi thăm kỹ sư tại nhà máy.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh hỏi thăm kỹ sư tại nhà máy.

Bộ trưởng cho hay, trong giải pháp tổng thể đối với nhà máy đạm Ninh Bình và 12 dự án đang tồn đọng, Bộ Công Thương đã lập ra ban chỉ đạo xử lý những tồn đọng với tất cả giải pháp ngắn hạn và lâu dài, để có bước xử lý. Những giải pháp này không nằm ngoài nguyên tắc cơ bản mà Chính phủ đã khẳng định, và phải vận hành đúng những giải pháp đó, dựa trên nền tảng của luật pháp, quy luật kinh tế thị trường. 

Bộ Công Thương, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam sẽ đồng hành cùng nhà máy đạm Ninh Bình trong những buổi làm việc tiếp theo trong năm 2018, giải quyết những vướng mắc, khó khăn.

Từ câu chuyện của nhà máy đạm Ninh Bình, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đặt ra bài học kinh nghiệm: "Nếu ngừng máy, chúng ta sẽ chết. Bởi “nhân chứng sống” vẫn còn đó, đó là Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex, Hải Phòng).

Sai lầm của chúng ta là không vận hành nữa, vì cho rằng thuế, phí vượt quá giá tiêu thụ trên thị trường. Tư duy này đã triệt tiêu con đường cứu vớt nhà máy PVTex.

Chúng ta còn nhiều việc phải làm, phải rút kinh nghiệm ngay từ sự cố đóng máy kỹ thuật trước Tết, bằng mọi giá phải ưu tiên việc làm chủ công nghệ, vận hành an toàn của nhà máy, tránh để xảy ra những sự cố kỹ thuật.

Bằng mọi giá phải quan tâm đến người lao động, coi đó là nguồn lực giúp nhà máy vượt qua khủng hoảng, để ổn định về mặt chất lượng, sản lượng".

Nhà máy đạm Ninh Bình.
Nhà máy đạm Ninh Bình.

Bộ trưởng cho hay, năm 2017, nhà máy vận hành được 138 ngày, cũng đã có những bước khởi đầu đáng khích lệ, đảm bảo thanh toán 1 phần lãi ngân hàng. Thời gian tới phải hướng tới phụ tải công suất lớn hơn 80%. Đó là những nhiệm vụ mang tính pháp lệnh, bắt buộc phải đạt được.

"Trước khi trời cứu, đạm Ninh Bình phải tự cứu mình. Chúng ta không buông xuôi, chúng ta phải nắm tay nhau, quyết liệt đi tới, bằng những hành động cụ thể hơn nữa. Không ai muốn một gia sản lớn như thế này bị mai một hoặc chết đi", Bộ trường nói.

Bộ trưởng chỉ đạo, Vinachem nỗ lực hơn nữa trong công tác chỉ đạo, đôn đốc, đánh giá. Cùng Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình có những đánh giá về khía cạnh công nghệ, thương mại, có đề án báo cáo Bộ Công Thương những giải pháp cụ thể, hỗ trợ cho Đạm Ninh Bình về vốn lưu động, thuế, khoản nợ, lãi suất ngân hàng...

Công ty đạm Ninh Bình chủ động xây dựng phương án phát triển thị trường, gắn với hệ thống phân phối, đủ hiệu quả giúp công ty không những giữ được thị phần của mình mà còn phát triển được thương hiệu.

Bên cạnh đó, công ty phải làm tốt công tác truyền thông, làm sao để người dân hiểu đúng bản chất vấn đề Đạm Ninh Bình đang gặp phải. Những gì tồn đọng, những gì là quá khứ phải dũng cảm đối mặt để giải quyết sự việc. tốt hơn.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội chưa hoạt động đã xuống cấp

KHÁNH AN |

Đã 14 năm kể từ thời điểm Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, đến nay Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội (quận Long Biên, Hà Nội) vẫn chưa đi vào hoạt động trong khi nhiều hạng mục đã xuống cấp.

Người dân gặp khó vì tuyến tỉnh lộ xuống cấp

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Khoảng 3km của tỉnh lộ 10A đoạn qua xã Phú Lương (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) xuống cấp nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân bị ảnh hưởng.

Đại học doanh thu nghìn tỉ, có trường 98% đến từ học phí

Vân Trang |

Cả nước có 6 trường đại học công lập và 3 trường tư thục có doanh thu từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Trong đó, có 2 trường đạt trên 2.000 tỉ đồng.

Nước lũ thấm qua thân đê ở Thanh Hóa

Trần Lâm |

Thanh Hóa - Ảnh hưởng nước sông Mã dâng cao, áp lực lớn, một điểm đê ở huyện Vĩnh Lộc có hiện tượng thấm, rò nước qua thân đê.

Diễn viên trẻ và áp lực danh hiệu “ngôi sao phòng vé”

NGỌC DỦ |

Từ việc khẳng định tên tuổi với khán giả, nhiều diễn viên trẻ giờ đây còn phải chịu áp lực không nhỏ về kỳ vọng doanh thu phim thông qua danh tiếng của mình.

Tử hình cựu Kế toán trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Việt Dũng |

Ông Nguyễn Hoàng - cựu Kế toán trưởng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương viết khống 409 giấy rút tiền, séc và ủy nhiệm chi để rút số tiền hơn 246 tỉ đồng.

3 cháu bé trong một gia đình ở Ninh Bình bị mất tích

NGUYỄN TRƯỜNG |

Lực lượng chức năng xã Kim Tân và huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang phối hợp cùng với gia đình để tìm kiếm 3 cháu bé bị mất tích hơn 2 ngày nay.

Cảnh hoang tàn bên trong Cung Thanh niên Hà Nội

Đền Phú - Vân Trường |

Cơ sở vật chất của Cung Văn hoá thể thao Thanh niên Hà Nội có dấu hiệu không được sử dụng trong thời gian dài, gây lãng phí.