Chính phủ đã kìm giữ rất tốt đà tăng lạm phát trong 6 tháng đầu năm

Vũ Long |

Chính phủ đã kìm giữ thành công lạm phát trong 6 tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, nhiều yếu tố bất lợi đang thách thức việc kìm giữ lạm phát cả năm.

Kìm giữ lạm phát thành công dù nhiều yếu tố bất lợi

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - nhấn mạnh: Trong 6 tháng đầu năm 2022, áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng gia tăng do chịu tác động bởi các yếu tố kinh tế, địa chính trị và hệ quả của các biện pháp nới lỏng tài khóa, tiền tệ trong năm 2020-2021. Trong nước, nền kinh tế phục hồi rõ nét, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng của người dân tăng cao, thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng từ biến động giá trên thị trường thế giới. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý II và 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá sản xuất sản phẩm công nghiệp tăng 4,75%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 2,83%. Chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất 6 tháng tăng 6,04% so với cùng kỳ năm 2021.

Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng năm 2022. Nguồn: TCTK
Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng năm 2022. Nguồn: TCTK

"Trước áp lực lạm phát tăng cao, Chính phủ đã kịp thời thực hiện một loạt giải pháp giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8%; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ ngày 1.4.2022" - bà Nguyễn Thị Hương thông tin.

Áp lực kìm giữ lạm phát năm 2022 dưới 4% là rất lớn

Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) lưu ý: Rủi ro do biến động giá năng lượng đang rất bất lợi, lạm phát có nguy cơ vượt tầm kiểm soát.

Bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê - cũng nêu 4 yếu tố chính có thể khiến CPI tăng cao trong các tháng cuối năm: Thứ nhất, giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao là yếu tố tác động lớn nhất khi Việt Nam là nước phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát toàn nền kinh tế.

“Giá xăng dầu có nhiều biến động sẽ tác động đến mặt bằng giá nhiều hàng hóa quan trọng như xăng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải. Hiện nay, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore chiếm khoảng 70% giá cơ sở đối với xăng và khoảng 80% giá cơ sở đối với dầu cho nên việc giá thế giới tăng cao có tác động rất mạnh tới giá trong nước. Theo tính toán của chúng tôi, thì giá xăng dầu cứ tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,36 điểm phần trăm” - bà Oanh nói.

Thứ hai, giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, có thể đẩy CPI tăng bởi nhóm hàng lương thực, thực phẩm có quyền số khá cao, gần 28% trong rổ hàng hóa tính CPI, do đó biến động giá của nhóm hàng này sẽ có tác động mạnh tới lạm phát của nền kinh tế.

Đặc biệt, nhóm hàng thịt lợn đang có xu hướng tăng giá trở lại, chỉ số giá nhóm thịt lợn tháng 6.2022 tăng 0,87% so với tháng trước và kéo theo giá các hàng hóa chế biến từ thịt lợn cũng tăng theo.

Thứ ba, các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong 6 tháng cuối năm, khi đó cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình, từ đó sẽ đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

Thứ tư, việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục và y tế theo đúng lộ trình của Nhà nước cũng sẽ tác động lên chỉ số giá tiêu dùng, đặc biệt là việc áp dụng Khung học phí các cấp học của công lập theo Nghị định 81. Ngoài ra, từ ngày 1.7.2022, việc tăng lương cũng sẽ có tác động làm tăng CPI...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát ở Anh tăng mạnh nhất 40 năm

Như Tâm |

Lạm phát tại Anh tháng 5 là 9,1%, cao nhất trong nhóm G7.

Lý do Trung Quốc "bình lặng" giữa sóng lạm phát thế giới

Khánh Minh |

Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc thấp hơn hẳn so với các nền kinh tế tiên tiến nhất như Mỹ, Châu Âu và Anh.

Lạm phát đe dọa cửa hàng đồng giá Nhật Bản

Như Tâm |

Sự thống trị của các cửa hàng 100 yên ở Nhật Bản bắt đầu lung lay khi nội tệ nước này suy yếu, lạm phát tăng.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.

Lạm phát ở Anh tăng mạnh nhất 40 năm

Như Tâm |

Lạm phát tại Anh tháng 5 là 9,1%, cao nhất trong nhóm G7.

Lý do Trung Quốc "bình lặng" giữa sóng lạm phát thế giới

Khánh Minh |

Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc thấp hơn hẳn so với các nền kinh tế tiên tiến nhất như Mỹ, Châu Âu và Anh.

Lạm phát đe dọa cửa hàng đồng giá Nhật Bản

Như Tâm |

Sự thống trị của các cửa hàng 100 yên ở Nhật Bản bắt đầu lung lay khi nội tệ nước này suy yếu, lạm phát tăng.