Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 6,8%

Phong Nguyễn |

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - KHĐT), trong 4 tháng đầu năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 53 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn lạc quan với vốn đầu tư thực hiện dự án FDI tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Những địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư FDI

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết: Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,3 tỉ USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Cần Thơ đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký trên 1,3 tỉ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư. TPHCM đứng thứ 3 với 1,1 tỉ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh,…

Long An là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với gần 3,2 tỉ USD, chiếm gần 32% tổng vốn FDI trong thời gian này của cả nước (10,13 tỉ USD). Đến nay, Long An có 1.111 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 9,17 tỉ USD; trong đó có 588 dự án hoạt động với tổng vốn thực hiện khoảng 3,624 tỉ USD, đạt 39,4% tổng vốn đăng ký. Trong số dự án được cấp phép hoạt động, dự án Nhà máy điện khí LNG Long An I và II có vốn đăng ký lớn nhất với hơn 3,1 tỉ USD.

Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư công nghệ cao. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 4, thành phố Hà Nội có 25 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 11,9 triệu USD. Trong quý I/2021, tổng vốn đăng ký của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn đạt 101,5 triệu USD, trong đó 49,8 triệu USD của 69 dự án cấp phép mới và 51,7 triệu USD của 22 dự án bổ sung vốn đầu tư.

Theo Bộ KHĐT, tính sơ bộ, trong quý I/2021, vốn đầu tư FDI vào Việt Nam bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 12,25 tỉ USD. Trong đó có 451 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 8,46 tỉ USD, tuy giảm giảm 54,2% về số dự án nhưng tăng 24,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 263 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 2,75 tỉ USD…

Dù không nằm trong "tốp đầu" về đầu tư FDI, nhưng nguồn vốn đầu tư nước ngoài rót vào Bình Dương trong những tháng đầu năm 2021 cũng rất tốt. Ngày 21.5, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư đợt 1 năm 2021 cho 5 dự án đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư trên 974 triệu USD, nâng con số dự án FDI đã được cấp phép từ đầu năm 2021 đến nay lên số 27 dự án. Trong số 5 dự án FDI được cấp phép lần này tại Bình Dương, có 2 dự án mới và 3 dự án tăng vốn đầu tư.

Lũy kế đến nay, Bình Dương thu hút vốn đầu tư FDI hơn 3.970 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỉ USD. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2021, tỉnh đã thu hút được hơn 1,2 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 159% so cùng kỳ năm 2020. Hiện có gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương. Trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư là hơn 640 triệu USD, Singapore đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là hơn 244 triệu USD.

Theo UBND tỉnh Bình Dương, tổng nguồn vốn đầu tư FDI vào tỉnh Bình Dương trong những tháng đầu năm chủ yếu đổ vào các khu công nghiệp, chiếm hơn 92,2% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Trong số này Bình Dương đã thu hút được 25 dự án mới, 8 dự án điều chỉnh tăng vốn và 16 dự án góp vốn, thực hiện các hoạt động M&A.

Vốn đầu tư FDI hướng đến các dự án chất lượng cao

Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá, các DN FDI tiếp tục phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tốt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI trong 4 tháng đầu năm tăng 6,8% so với cùng kỳ, đạt 5,5 tỉ USD.

Theo ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), xét theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỉ USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư gần 5,1 tỉ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký; các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 778 triệu USD và 464 triệu USD...

Quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020 (từ 6,9 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2020 tăng lên 18,7 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2021 và từ 9,2 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn lên trên 10,4 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn).

Trao đổi với PV Lao Động, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) nêu ý kiến, nguồn FDI cho đến nay chưa có nguồn nào thay thế tốt hơn nên phải khẳng định đây là nguồn lực đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và phát triển, mặc dù nguồn tư nhân và Nhà nước đang gia tăng quy mô đóng góp.

“Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng thẩm định dự án về môi trường. Các dự án của Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản đều đáp ứng. Việc FDI tăng là tín hiệu tốt về kinh tế Việt Nam” - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng khẳng định.

Ở góc nhìn của mình, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), cho rằng, đầu tư FDI chỉ mới tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo và năng lượng.

“Chất lượng còn phụ thuộc vào trình độ công nghệ, vốn đầu tư cho một dự án, mối liên kết với sản xuất kinh doanh toàn cầu và liên kết, lan tỏa với các DN trong nước” - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỉ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỉ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỉ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư...

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có lý do để trở lại Việt Nam

Song Minh |

Tạp chí đầu tư và tài chính Barron's của Mỹ cho hay, Việt Nam có những kế hoạch lớn về cơ sở hạ tầng và đây là lý do để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng quay trở lại thị trường Việt Nam.

Lo nhà đầu tư nước ngoài "thâu tóm" thị thường xăng dầu Việt

Anh Tuấn |

Theo Bộ Công Thương, trường hợp Thủ tướng Chính phủ thấy nội dung "cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%" cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thêm, Bộ kiến nghị bỏ nội dung này ra khỏi dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Các nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có lý do để trở lại Việt Nam

Song Minh |

Tạp chí đầu tư và tài chính Barron's của Mỹ cho hay, Việt Nam có những kế hoạch lớn về cơ sở hạ tầng và đây là lý do để các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng quay trở lại thị trường Việt Nam.

Lo nhà đầu tư nước ngoài "thâu tóm" thị thường xăng dầu Việt

Anh Tuấn |

Theo Bộ Công Thương, trường hợp Thủ tướng Chính phủ thấy nội dung "cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%" cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thêm, Bộ kiến nghị bỏ nội dung này ra khỏi dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83.