Đẩy nhanh cơ chế thí điểm giá điện 2 thành phần

Cường Ngô |

Trước ngày 25.4, Bộ Công Thương được yêu cầu phải hoàn thành xây dựng cơ chế thí điểm áp giá điện 2 thành phần và báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Việc thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện giá điện tính theo sản lượng tiêu thụ và công suất đăng ký dùng trong tháng được nhận định là cần thiết vì mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, cũng như người tiêu dùng điện. Tuy nhiên, để cơ chế giá thực sự mang lại hiệu quả, tính công khai, minh bạch một lần nữa lại được đề cập tới.

Giá điện hai thành phần đang được đề xuất thí điểm. Ảnh: EVN
Giá điện hai thành phần đang được đề xuất thí điểm. Ảnh: EVN

Đổi cơ chế tính, giá điện ảnh hưởng thế nào?

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng giá một thành phần theo Quyết định 28 cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, tức tiền trả theo lượng dùng trong tháng.

PGS.TS Bùi Xuân Hồi - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc - cho biết, cách tính hiện nay không phản ánh chính xác chi phí ngành điện bỏ ra (khấu hao tài sản, đường dây, trạm biến áp...) cho mỗi khách hàng; không phản ánh đúng chi phí người tiêu dùng gây ra cho hệ thống, không góp phần cải thiện hệ số sử dụng thiết bị, tạo rủi ro cho ngành điện khi thu hồi chi phí cố định qua giá điện năng.

Lấy ví dụ so sánh giữa một hộ tiêu thụ công suất 1kWh trong 1 giờ/ngày (dùng hết 24kWh trong 1 ngày) với 1 hộ dùng 24kWh chỉ trong 1 giờ/ngày và 1 ngày cũng tiêu thụ 24kWh, ông Bùi Xuân Hồi nêu, dù điện năng tiêu dùng như nhau (24kWh/ngày), trả một hóa đơn giống nhau, nhưng chi phí thực tế mà ngành điện phải trả cho 2 hộ này lại hoàn toàn khác nhau.

Với trường hợp đầu tiên, ngành điện chỉ đầu tư quy mô 1kWh (chi phí cố định) và trả phí vận hành cho 24 giờ (chi phí biến đổi). Trong khi trường hợp còn lại, ngành điện phải đầu tư quy mô lên tới 24kWh và trả phí vận hành trong 1 giờ.

Trao đổi với Lao Động, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - cho biết, việc áp dụng thêm thành phần giá công suất (đồng/kW hoặc đồng/kVA) mục tiêu là làm cho khách hàng phải luôn quan tâm đến chế độ sử dụng điện của mình để giảm hóa đơn tiền điện mà họ phải trả.
Điều đó giúp ngành điện giảm được Pmax (công suất mang tải cực đại của hệ thống điện), tăng khả năng huy động các nguồn phát nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị ngành điện của khách hàng thông qua chỉ số Tmax (thời gian sử dụng công suất cực đại).

Ông Trần Việt Hòa cho biết, việc áp dụng giá điện hai thành phần sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên: ngành điện - bên cung ứng điện và người tiêu dùng - các khách hàng tiêu thụ điện.

Ông lấy ví dụ khách hàng A có tổng điện năng tiêu thụ 2,7MWh, khách hàng B tổng tiêu thụ 7,5MWh, cả hai khách hàng cùng có mức giá bán bình quân 1.364 đồng/kWh và sử dụng Pmax = 2MW.

Tuy nhiên, khách hàng B có tổng thời gian sử dụng lớn hơn, hệ số phụ tải cao hơn và kết quả giá bình quân sử dụng điện của khách hàng B thấp hơn khách hàng A (giá bình quân của khách hàng B là 1.079 đồng/kWh, còn khách hàng A là 2.161 đồng/kWh. Sự khác nhau đó đến khác biệt do tính chất (hành vi) và đặc điểm sử dụng điện.

Ví dụ minh họa cho khách hàng 110kV áp dụng giá công suất. Ảnh chụp màn hình
Ví dụ minh họa cho khách hàng 110kV áp dụng giá công suất. Ảnh chụp màn hình

Quan trọng nhất là cần công khai, minh bạch

Ông Đào Nhật Đình - Tạp chí Năng lượng Việt Nam - cho hay, khi thị trường điện đã trưởng thành cần thực hiện hệ thống giá điện hai thành phần - tức là giá điện công suất chủ yếu bù đắp cho chi phí cố định của nhà máy; còn giá điện năng chủ yếu bù đắp chi phí biến đổi.

“Cần có các tổ máy điện than bảo vệ dự phòng - tức là nhiệt điện cung cấp dịch vụ hỗ trợ ngay cả khi không phát điện, hoặc phát điện dưới công suất tối ưu" - ông Đào Nhật Đình nói.

Theo ông, khi áp dụng cơ chế giá điện 2 thành phần, trước mắt, giá điện có thể tăng một chút với khách hàng công nghiệp và thương mại. Nhưng về lâu dài, nhờ hệ thống điện ổn định, minh bạch tạo ra cơ chế cạnh tranh giữa các nguồn điện, thúc đẩy tăng trưởng các nguồn năng lượng mới nên sẽ có tác động tích cực đến chi phí điện của người dùng cuối.

PGS.TS Trần Văn Bình, chuyên gia điện (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, EVN và Bộ Công Thương cần xây dựng được biểu giá cơ bản chính xác, công khai, minh bạch để làm thí điểm, sau đó tổng kết và nhân rộng theo lộ trình.

Những vấn đề cần làm rõ đó là phương pháp áp dụng thí điểm ra sao, có phù hợp hay chưa, ai sẽ kiểm tra và giám sát được. Đó là những vấn đề cần minh bạch khi thực hiện cơ chế mới về giá điện mới này.

Chịu trách nhiệm nếu chậm trễ trong đưa ra cơ chế
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần, gồm tính theo sản lượng tiêu thụ và công suất đăng ký dùng trong tháng, hoàn thành và báo cáo Phó Thủ tướng trước 25.4. "Trường hợp chậm trễ trong đưa ra cơ chế, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng" - thông báo kết luận của Văn phòng Chính phủ nêu.

Sẵn sàng hạ tầng thí điểm giá điện 2 thành phần trong năm 2024
Trao đổi với Lao Động, ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - cho biết, doanh nghiệp đã báo cáo Bộ Công Thương để sớm thí điểm cơ chế giá hai thành phần (gồm lượng điện tiêu thụ và công suất) trong năm nay, trước khi triển khai diện rộng từ năm 2025.
Về hạ tầng triển khai, ông Trần Việt Hòa - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) - hiện nay, các tổng công ty điện lực đã triển khai áp dụng công tơ điện tử. Loại công tơ này có khả năng đo công suất và điện năng đối với hầu hết khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất - kinh doanh (thuộc đối tượng áp dụng giá điện theo thời gian sử dụng điện trong ngày - TOU). Ngành điện đã lắp đặt hơn 523.000 công tơ TOU cho tất cả các khách hàng đủ điều kiện áp dụng biểu giá TOU. Như vậy, về hạ tầng, ngành điện đã cơ bản sẵn sàng.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Giá điện sẽ tăng cao nếu EVN chấp thuận yêu cầu của chủ đầu tư điện khí

Cường Ngô |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà máy điện khí muốn được cam kết huy động sản lượng dài hạn, nhưng điều này có thể gây rủi ro tài chính, tạo áp lực lên giá điện.

Chọn giá điện như gói cước điện thoại: Hạ tầng đã sẵn sàng

Anh Tuấn |

Việc áp dụng giá điện hai thành phần (theo công suất và điện năng tiêu thụ) được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, cũng như người tiêu dùng điện. Vì vậy, Bộ Công Thương đã giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần để tiến tới thay thế cho giá điện một thành phần đang thực hiện.

Tính giá điện như cước điện thoại: Quan trọng nhất cần công khai, minh bạch

Anh Tuấn |

Ông Đào Nhật Đình – Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho hay, khi thị trường điện đã trưởng thành cần thực hiện hệ thống giá điện hai thành phần - tức là giá điện công suất chủ yếu bù đắp cho chi phí cố định của nhà máy; còn giá điện năng chủ yếu bù đắp chi phí biến đổi.

Vụ giáo viên tố bị cắt xén chế độ: Trường làm trái quy định

Hoài Phương |

Bình Định - Về vụ việc giáo viên tố bị cắt xén chế độ, TP Quy Nhơn xác định, nhà trường đưa môn võ cổ truyền vào trong chương trình chính khóa là trái quy định.

Trực đêm 12 giờ chưa mua nổi bát phở, nhân viên y tế mong sớm nâng phụ cấp

Lệ Hà |

Trong lúc áp lực công việc ngày càng tăng, lương cơ sở được điều chỉnh tăng tới 8 lần, phụ cấp trực của nhân viên y tế vẫn “duy trì bền vững” trong gần 15 năm nay với mức rất thấp. Do đó, đề xuất của Bộ Y tế về tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập nhận được nhiều sự quan tâm của người lao động ngành y.

Thủ đoạn của cán bộ địa chính xã ở Thái Bình vừa bị bắt giam

TRUNG DU |

Thái Bình - Dù không có chức năng, nhiệm vụ thu tiền và thực hiện quy trình làm hồ sơ cấp sổ đỏ cho người dân, Thịnh vẫn “nổ” làm được, chiếm đoạt tiền.

Sẽ cưỡng chế các hộ không chịu di dời để làm cao tốc Bắc Nam

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Huyện Lệ Thủy sẽ cưỡng chế thu hồi đất các hộ dân không chịu di dời để bàn giao cho nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc - Nam.

Dự báo thời điểm xuất hiện cơn bão mới gần Biển Đông

Khánh Minh |

Mùa bão 2024 vẫn chưa có hồi kết bởi các nhà dự báo bão đã chỉ ra thời điểm cơn bão mới sẽ xuất hiện.

Giá điện sẽ tăng cao nếu EVN chấp thuận yêu cầu của chủ đầu tư điện khí

Cường Ngô |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà máy điện khí muốn được cam kết huy động sản lượng dài hạn, nhưng điều này có thể gây rủi ro tài chính, tạo áp lực lên giá điện.

Chọn giá điện như gói cước điện thoại: Hạ tầng đã sẵn sàng

Anh Tuấn |

Việc áp dụng giá điện hai thành phần (theo công suất và điện năng tiêu thụ) được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, cũng như người tiêu dùng điện. Vì vậy, Bộ Công Thương đã giao EVN nghiên cứu giá điện hai thành phần để tiến tới thay thế cho giá điện một thành phần đang thực hiện.

Tính giá điện như cước điện thoại: Quan trọng nhất cần công khai, minh bạch

Anh Tuấn |

Ông Đào Nhật Đình – Tạp chí Năng lượng Việt Nam cho hay, khi thị trường điện đã trưởng thành cần thực hiện hệ thống giá điện hai thành phần - tức là giá điện công suất chủ yếu bù đắp cho chi phí cố định của nhà máy; còn giá điện năng chủ yếu bù đắp chi phí biến đổi.