Dịch COVID-19 có làm khó nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2021?

Cường Ngô |

Theo chuyên gia kinh tế, mặc dù trong những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam có nhiều điểm sáng. Tuy nhiên, trước những diễn biến nhanh và phức tạp của dịch COVID-19, dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý 1 đạt từ 3.5-4.0%.

Dự báo tăng trưởng kinh tế quý I/2021 đạt 3,5-4%

Những tháng cuối năm 2020, khi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, kinh tế Việt Nam có nhiều điểm sáng về xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài khi hàng loạt “ông lớn” về công nghệ chuyển dịch sang đầu tư tại Việt Nam. Từ bức tranh tươi sáng đó, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 là 6,5%.

Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2021, dịch COVID-10 với biến thể mới diễn biến nhanh và phức tạp ở trong nước đã ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động kinh tế nội địa, kéo theo đó là sự sụt giảm của nhiều ngành nghề kinh tế.

Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - cho biết, đây là thời kỳ nhiều rủi ro và rất khó đoán định. Trong bối cảnh đó, cần nhận diện rõ hơn và cần trả lời rõ hơn câu hỏi liệu các yếu tố trên đã giúp Việt Nam thành công trong việc đạt mục tiêu kép năm 2020 có còn được tiếp tục duy trì không trong năm 2021.

“Mặc dù trong những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam có nhiều điểm sáng. Tuy nhiên, trước những diễn biến rất phức tạp của dịch COVID-19, dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý 1 đạt từ 3.5-4.0%, con số này thấp hơn tăng trưởng quý IV năm 2020 (4.8%)”.

TS Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: Tuấn Anh
TS Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng. Ảnh: Tuấn Anh

Theo ông Kiên, thời gian này, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng phải chạy lại mô hình dự báo tăng trưởng, bởi từ tháng 2.2021, nhu cầu tiêu dùng và sức mua trong nước giảm đáng kể, cho nên nếu dùng kết quả của cuối tháng 1.2021 để chạy mô hình sẽ không cho kết quả chính xác.

“Thời điểm này dịch COVID-19 diễn biến quá nhanh, cho nên gần như chúng tôi phải chạy lại số liệu liên tục. Dự báo thì phải có số liệu đầu vào, khi số liệu đầu vào thay đổi thì mô hình cũng cần phải thay đổi", ông Kiên nói.

Theo ông Kiên, hiện tổ đang chạy 3 mô hình dự báo song song: Thứ nhất là mô trường của GS Trần Thọ Đạt tại trường Kinh tế Quốc dân; thứ hai là mô hình của TS Cấn Văn Lực và cuối cùng là mô hình của TS Vũ Thành Tự Anh.

Đầu vào của 3 mô hình khác nhau, nếu như mô hình của TS Cấn Văn Lực nghiên về các chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng để giữ ổn định hệ thống ngân hàng, thì mô hình của GS Trần Thọ Đạt thiên về đánh giá an sinh xã hội, người lao động, còn mô hình của TS Vũ Thành Tự Anh là ổn định vĩ mô.

“Mỗi mô hình là mỗi trọng số khác nhau. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ ngồi trao đổi, phân tích, bàn bạc xem tại sao lại ra kết quả như vậy. Khi có đầy đủ sự phân tích, đối chiếu, so sánh thì mới dựng lại bức tranh kinh tế và đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới” - ông Kiên nói.

Nhìn nhận lại để xây dựng nội lực tốt hơn

Nhận định về bức tranh kinh tế trong quý 1.2021 và cả năm 2021, chuyên gia kinh tế độc lập Trần Sỹ Chương cho biết, mặc dù, nhiều tổ chức kinh tế - tài chính thế giới nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục hoàn toàn trong năm 2021.

Tuy nhiên, ông cho rằng Việt Nam không nên chủ quan, mà cần thận trọng khi đánh giá về sự hồi phục hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, vì hiện dịch đang diễn biến nhanh, phức tạp.

"Việt Nam đã là nền kinh tế rất mở, hội nhập sâu rộng vào thế giới, nên khi bất kỳ quốc gia, nền kinh tế nào bị tổn thương cũng sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong bối cảnh dịch COVID-19, có quốc gia phục hồi nhanh hơn, có quốc gia phục hồi chậm hơn, song "đoàn tàu kinh tế thế giới" vẫn bị ảnh hưởng", ông Chương nói.

Theo chuyên gia này, năm 2021, Việt Nam sẽ đối mặt với những hệ luỵ xã hội lớn và âm ỉ, vấn đề thất nghiệp, việc làm, bất ổn xã hội. Nếu chúng ta không nhìn xa, không chuẩn bị, đặc biệt khi Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tự động hoá thì những bất ổn trong vấn đề việc làm sẽ gây những hệ luỵ rất lớn.

Tuy nhiên, trong nguy có cơ, trong những khó khăn là lúc thế giới chậm lại, cho phép Việt Nam nhìn lại mình để “xếp bài”, nhằm xây dựng nội lực tốt, giúp chúng ta có cơ sở, khả năng cạnh tranh tốt hơn.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Gỡ nút thắt thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ

Văn Nguyễn |

Việc chưa bố trí được nguồn kinh phí hỗ trợ và định mức hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa đảm bảo yếu tố thị trường là những điểm khiến chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có chất lượng chưa cao cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp.

Xuất khẩu bứt tốc đầu năm 2021

Phong Nguyễn |

Trong gần 2 tháng đầu tiên của năm 2021, bất chấp dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn, có ảnh hưởng lớn hơn, nhưng xuất khẩu (XK) của Việt Nam vẫn tăng trưởng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang tìm hướng để không chỉ ổn định sản xuất mà còn phát triển.

Kinh tế 24h: Nguy cơ tiềm ẩn đe dọa người đầu cơ vàng lướt sóng

Khương Duy |

Nguy cơ tiềm ẩn khi đầu cơ vàng lướt sóng; Xuất khẩu gạo nhiều tín hiệu lạc quan; Đà Nẵng đón tin vui làn sóng đầu tư FDI đầu năm... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Camera vụ tai nạn 2 xe khách trên cao tốc khiến 2 người chết

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Camera ghi lại cảnh xe khách tông đuôi xe khách đang dừng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến 2 người chết hôm 19.9.

‘Sơ tán nhằm đảm bảo tính mạng nhân dân’

CÔNG SÁNG |

Chính quyền, cán bộ các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã triển khai các phương án ứng phó, đặc biệt là công tác sơ tán, bảo vệ tính mạng của nhân dân.

Bổ nhiệm, điều động nhân sự mới ở Hải Dương, Hà Tĩnh

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 16.9 - 20.9, các tỉnh/thành phố: Khánh Hòa, Hải Dương, Lào Cai, Đắk Nông, Hà Tĩnh... đã triển khai các quyết định bầu, điều động, bổ nhiệm nhân sự mới.

Áp thấp gần Philippines mạnh lên áp thấp nhiệt đới

Ngọc Vân |

Một vùng áp thấp ngoài khơi phía bắc Luzon, Philippines đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Igme vào chiều 20.9.