Doanh nghiệp mong giảm lãi suất, Thống đốc NHNN nói gì?

Lan Hương |

Mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh, chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011, tuy nhiên các doanh nghiệp (DN) vẫn mong lãi suất tiếp tục giảm. Thực tế, ngay từ đầu tháng 5, một số ngân hàng nhỏ đã “rục rịch” tăng lãi suất cục bộ ở một số kỳ hạn như VietBank áp dụng chương trình gửi tiết kiệm online lãi suất lên 8% với kỳ hạn 36 tháng. PVcomBank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất. Viet Capital Bank tăng lãi suất ở các kỳ hạn dài, trong đó mức lãi suất cao nhất lên tới 8,2%/năm kỳ hạn 18 tháng, tăng khoảng 0,3%/năm. Vậy Thống đốc NHNN đã nói gì với Thủ tướng?

Cắt bỏ nhiều thủ tục hành chính cho DN vay vốn

Sáng 17.5, phát biểu tại hội nghị Thủ tướng gặp gỡ DN, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết mặt bằng lãi suất huy động và cho vay diễn biến ổn định từ năm 2016 đến nay, đặc biệt từ cuối tháng 9.2016, một số tổ chức tín dụng đã giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Như vậy, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh (chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011), phù hợp với mục tiêu điều hành, diễn biến tiền tệ và lạm phát, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền - tổ chức tín dụng và khách 
hàng vay.

Về vấn đề tiếp cận vốn của DN, Thống đốc NHNN cho biết thời gian qua, ngành ngân hàng đã rà soát, cắt giảm, bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân. Các ngân hàng đổi mới thủ tục giao dịch; công bố công khai thông tin về hồ sơ tín dụng, dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ; cắt bỏ nhiều loại phí cho vay không cần thiết. Theo thống kê, thời gian, số lần giao dịch, giấy tờ cần cung cấp của khách hàng giảm 20-40%; Một số quy trình/sản phẩm dịch vụ đã giảm 42% số lượng bản gốc mẫu biểu, giảm 45% số lượng chữ ký khách hàng và 48% số lượng chữ ký cán bộ ngân hàng trên hồ sơ; giảm 70-75% thời gian đăng ký do khách hàng thực hiện trực tuyến...

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình kết nối ngân hàng - DN trên cả nước với nhiều giải pháp hỗ trợ trực tiếp như tăng cường cho vay mới, cơ cấu lại nợ vay, giảm lãi suất cho vay, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, xây dựng các chương trình tín dụng cụ thể hỗ trợ DN với lãi suất hợp lý, quy trình, thủ tục thuận tiện, minh bạch.

Vì sao lãi suất ở các nước láng giềng vẫn thấp hơn Việt Nam?

Trước câu hỏi vì sao lãi suất ở một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc thấp, Thống đốc NHNN cho biết nguyên nhân là do lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định. Thêm vào đó, khả năng dự báo và hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DN không quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.

Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của tất cả các khu vực kinh tế đều ở mức cao, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định nhưng các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự bền vững, kỳ vọng lạm phát còn cao và dễ biến động, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, đồng thời thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển đồng bộ dẫn tới nhu cầu vốn của DN cũng như vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống ngân hàng... Các yếu tố này ảnh hưởng đến mặt bằng lãi suất cho vay của ngân hàng.

Tuy nhiên, so sánh số liệu với một số nước trong khu vực như Myanmar, lãi suất cho vay 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm thì mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của Việt Nam hiện nay khoảng 6-11%/năm, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ trong khoảng 3-4% vẫn ở mức tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô. Ngành ngân hàng phấn đấu đến năm 2020 giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.

“Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều hành lãi suất ổn định, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay” - Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Địa phương và nhà thầu "lệch pha", dự án nâng cấp QL19 qua Bình Định ì ạch

Xuân Nhàn |

Hạn hoàn thành (31.10.2024) tới gần, gói thầu XL-01 Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19), đoạn qua huyện Tây Sơn, Bình Định vẫn ngổn ngang do thiếu tiếng nói chung giữa chính quyền địa phương và nhà thầu.

Miễn học phí, điểm tựa cho học sinh vùng bão lũ Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quyết định miễn giảm 100% học phí cho học sinh của tỉnh Quảng Ninh là niềm vui lớn cho hàng nghìn gia đình.

Bắt Chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng

HOÀI THANH |

Chánh Văn phòng Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng bị bắt giữ để điều tra về việc bị tố nhận 1 tỉ đồng của người dân.

Ủng hộ trên 100.000 đồng được nhận giấy khen, dưới chỉ nhận thư khen

Chân Phúc |

TPHCM - Học sinh ủng hộ trên 100.000 đồng thì nhận được giấy khen còn ủng hộ dưới 100.000 đồng thì chỉ được nhận thư khen.

Bắt khẩn cấp TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng một số phóng viên

NHÓM PV |

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an vừa phá thành công chuyên án, bắt giữ khẩn cấp Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng một số phóng viên, cán bộ về tội cưỡng đoạt tài sản.