Giai đoạn then chốt cho FED và lạm phát

Xuyên Tây |

Lạm phát cơ bản của Hoa Kỳ được cho là đang gia tăng hằng tháng. Theo đó, lãi suất sẽ cần duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.

Áp lực giá vẫn khó khăn

Tốc độ tăng trưởng việc làm không ngừng tại Mỹ đang là bài toán khó cho Cục Dự trữ Liên bang trong việc giảm lạm phát xuống mức mong muốn. Áp lực giá vẫn khó khăn. Các quan chức FED đều lên tiếng về sự cần thiết từ việc duy trì lãi suất cao.

“Báo cáo việc làm tháng 9 không khẳng định FED đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt. Hai chỉ số kinh tế quan trọng sắp tới - CPI và khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan - có thể đưa ra kết quả chính xác hơn. Chúng tôi kỳ vọng dữ liệu lạm phát CPI cơ bản trong tháng 9 sắp được công bố sẽ cao hơn một chút so với mức 2% của FED, một phần do giá xăng dầu tăng cao” - nhóm chuyên gia kinh tế gồm Anna Wong, Stuart Paul và Eliza Winger của Bloomberg Intelligence nhận định.

Sau thời điểm được coi là “mùa hè phục hồi”, các nhà kinh tế của Goldman Sachs đánh giá, “các vết nứt” đang xuất hiện khi trái phiếu tại các thị trường mới nổi chịu áp lực do lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ ngày càng tăng.

Các cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) ít ngày tới là cơ hội để đánh giá tình trạng kinh tế toàn cầu từ báo cáo triển vọng kinh tế thế giới và tình hình thị trường tài chính.

Lạm phát và tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt đã trở thành tâm điểm từ khi giá cả bắt đầu tăng mạnh vào năm 2021. Báo cáo tài chính toàn cầu gần đây nhất của IMF cho thấy rủi ro đối với hệ thống tài chính là ưu tiên hàng đầu phải giải quyết sau khi một loạt ngân hàng Mỹ phá sản. Dù vậy, triển vọng đang dần sáng sủa hơn. Kinh tế Mỹ được nhiều chuyên gia nhận định sẽ hướng đến “hạ cánh mềm”.

Trong kịch bản đẹp này, kinh tế toàn cầu sẽ nhận được tác động tích cực, đặc biệt trong ngành xuất nhập khẩu. Mặt khác, khi đó chính sách thắt chặt của FED đã đạt tới điểm dừng.

Tuy nhiên, những chuyển động nhanh chóng trên thị trường tài chính vẫn là yếu tố có thể gây bất ổn từ lợi suất trái phiếu tăng chi đến đồng USD tăng giá. Nếu đồng bạc xanh tiếp tục leo cao, nhiều quốc gia tiếp tục phải gánh chịu lạm phát.

Giới hạn thắt chặt

GS Karen Dynan (ĐH Harvard) cho biết: “Nguy cơ tạo ra căng thẳng ngân sách ở các quốc gia khác là điều FED cần theo dõi. Nó có thể lan ra thị trường tài chính rộng toàn cầu rồi dội ngược lại chính nền kinh tế Mỹ”.

Các quan chức FED dường như nghĩ khác. Đầu tuần qua, một số chủ tịch chi nhánh FED tuyên bố hoạt động trên thị trường Trái phiếu Kho bạc vẫn phù hợp với mục tiêu Cục Dự trữ Liên bang đề ra, đồng thời khẳng định chi tiêu sẽ không bị ảnh hưởng.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ chậm lại. Sau đợt khủng hoảng do COVID-19, nhiều nước được cho là sẽ gặp bất ổn trước một cuộc khủng hoảng tiền tệ hoặc tài chính do đồng USD gây ra. Các yếu tố chính hưởng tới một quốc gia là quan điểm kinh tế vĩ mô, triển vọng lạm phát, rủi ro địa chính trị... sẽ kéo theo chi phí đi vay của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình.

Chính những mức lãi suất đó có thể thúc đẩy hoặc làm suy thoái nền kinh tế. Vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách đặt ra là, liệu những động thái gần đây của thị trường có vượt quá mức cần thiết hay không.

Các nhà kinh tế tại Capital Economics phân tích, cho đến nay, khủng hoảng vẫn chưa gia tăng, nhưng nếu có biến cố tương tự như sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, chứng khoán sẽ bị bán tháo do nhà đầu tư đã cạn kiệt niềm tin.

Xuyên Tây
TIN LIÊN QUAN

Dự báo lạm phát vẫn tiếp diễn trong năm sau

Quý An (theo Bloomberg) |

IMF cảnh báo lạm phát vẫn dai dẳng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn vào năm 2024.

Nếu tiếp tục hạ lãi suất, cái giá sẽ là tỉ giá tăng và nhập khẩu lạm phát

Tuyết Lan (thực hiện) |

“Hiện nay không nên tiếp tục giảm lãi suất điều hành, mà cần phải có những chính sách về tín dụng riêng biệt cho từng ngành để tăng trưởng kinh tế. Nếu tiếp tục giảm lãi suất có thể đánh đổi rủi ro về tỉ giá và lạm phát. Khi tỉ giá gia tăng sẽ mất cân đối về cung cầu, ngoại tệ trên thị trường. Từ đó, tác động đến phần lớn giá cả trong nước và sản phẩm nhập khẩu, ảnh hưởng lên chỉ số CPI” - TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - trả lời phỏng vấn của PV Báo Lao Động.

Từ nay đến cuối năm có thể yên tâm kiểm soát tốt lạm phát

Đức Mạnh |

Theo giới chuyên gia, lạm phát và tỷ giá tăng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Thị trường các mặt hàng thiết yếu nhờ đó không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá hàng hóa tăng giảm đan xen.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.