Gỡ vướng mắc về thuế cho các doanh nghiệp truyền thông số

Vũ Long |

Các doanh nghiệp truyền thông số đang bị đánh thuế 2 lần, làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo Hội Truyền thông số Việt Nam (DCCA), sáng tạo nội dung ngày càng thu hút một lực lượng lao động trình độ cao trên toàn cầu tham gia và tạo ra một lượng doanh thu lên đến hàng chục tỉ USD mỗi năm.

Ở Việt Nam, ước tính cũng có lực lượng hàng triệu lao động tham gia vào lĩnh vực này, hàng năm mang về một lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. Chỉ tính riêng trên YouTube, số liệu trong năm 2022 cho biết số người Việt Nam kiếm tiền từ các nền tảng mạng xã hội lên tới 20.000 người và mang về một khoản doanh thu ngoại tệ tương đương khoảng 1.500 tỉ đồng. Việt Nam hiện có gần 500 kênh YouTube đạt nút vàng (hơn 1 triệu người đăng ký và 8 kênh đạt nút kim cương (trên 10 triệu lượt đăng ký).

Tuy nhiên, vấn đề thuế đối với lĩnh vực này đang vướng một số bất cập, cần được xem xét, tháo gỡ.

Ngành truyền thông số bị đánh thuế 2 lần

Sáng 31.3.2023, tại hội nghị Khai thác thị trường quốc tế và Chính sách thuế đối với lĩnh vực sáng tạo nội dung số do DCCA và Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) phối hợp tổ chức, ông Nguyễn Việt Tiệp - Chuyên viên cao cấp về kế toán thuế đã thông tin tổng quan về các loại thuế đang được áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức tham gia sáng tạo nội dung và kiếm tiền trên nền tảng quốc tế.

Đồng thời, DCCA đưa ra các đề xuất đối với chính sách thuế dành cho lĩnh vực truyền thông số (MMO).

Ông Nguyễn Việt Tiệp cho hay, theo chính sách của YouTube, các nhà sáng tạo nội dung ở các quốc gia ngoài Mỹ thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế của Mỹ sẽ chịu khấu trừ 30% thuế thu nhập cho các lượt xem đến từ Mỹ; còn các lượt xem từ các quốc gia khác YouTube không khấu trừ thuế.

Chính sách của YouTube cũng quy định, các nhà sáng tạo nội dung từ các quốc gia ngoài Mỹ không thực hiện đăng ký thuế tại Mỹ sẽ bị khấu trừ 24% thuế thu nhập cho tổng lượt xem toàn cầu. (Chính sách này nhằm khuyến khích Youtuber đăng ký thuế tại Mỹ)

Khi dòng tiền về đến Việt Nam, nhà sáng tạo cá nhân phải nộp thêm 7% (bao gồm 5% VAT và 2% thuế thu nhập cá nhân). Còn tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trên YouTube phải đóng khoản thuế là 30% (bao gồm 10% VAT và 20% thuế thu nhập doanh nghiệp).

Như vậy có thể thấy, các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trên YouTube tại Việt Nam đang phải chịu 2 lần thuế đối với khoản doanh thu từ lượt xem tại Mỹ (do phía Mỹ đã thu thuế), bản chất là các doanh nghiệp, cá nhân đang bị nộp "thuế chồng thuế".

Từ năm 1992 tới nay, Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, 60 Hiệp định đã có hiệu lực áp dụng.

Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ đã được hai nước ký kết vào ngày 7.7.2015. Ngày 24.2.2017, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt Hiệp định và Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ.

Tuy nhiên, do phía Mỹ chưa phê chuẩn nên Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ chưa có hiệu lực thi hành.

Trong Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ quy định người Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam có thu nhập tại Mỹ khi đã đóng thuế cho Mỹ thì sẽ không phải đóng thuế cho Việt Nam. Đối với Mỹ, nhà đầu tư/quỹ đầu tư Mỹ tiến hành đầu tư vào Việt Nam và có thu nhập, khi đã đóng thuế ở Việt Nam rồi thì sẽ không đóng thuế cho nước Mỹ.

Việc sớm thực thi Hiệp định về chống đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Mỹ là bước đi quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng về thuế lên vai những nhà sáng tạo nội dung số tại Việt Nam.

PGS.TS Lý Phương Duyên - giảng viên Học viện Tài chính nhìn nhận, một số doanh nghiệp, cá nhân sáng tạo nội dung số trong nước còn gặp khó khăn trong việc kê khai, hạch toán chi phí, dẫn đến không được hưởng những ưu đãi về thuế.

Còn theo ông Triệu Minh Long - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TTTT, chính sách thuế của Việt Nam đang rất hấp dẫn, cả với doanh nghiệp trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài.

“Có thể tham khảo thế giới đang có những chính sách gì, cách thức hoạt động thế nào đối với lĩnh vực nội dung số để tham khảo” – ông Triệu Minh Long nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Hội Truyền thông số lên tiếng bảo vệ phim hoạt hình Wolfoo của Việt Nam

Vũ Long |

Hội Truyền thông số đề nghị YouTube không chấp nhận Entertaiment One đánh bản quyền phim hoạt hình Wolfoo của Việt Nam.

Rộ cạm bẫy lừa đảo trên môi trường truyền thông số

Thế Lâm |

Trên môi trường truyền thông số như email, mạng xã hội Facebook, hay các công cụ chat Messenger, Zalo…, đối tượng lừa đảo không ngừng tung chiêu mới khi năm hết, Tết sắp đến.

Khởi động Cổng dữ liệu quốc gia: Việt Nam tự làm chủ truyền thông số

Long Nguyễn - Thảo Anh |

Sau một thời gian xây dựng và thử nghiệm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức tổ chức Lễ khởi động Cổng dữ liệu quốc gia.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Thêm một thi thể mất tích tại Làng Nủ được tìm thấy

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau hơn 2 tuần tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thi thể mất tích do lũ quét xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Cho thôi Đại biểu Quốc hội đối với Phó Bí thư Lâm Đồng

Lan Nhi |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

50 tỉ đồng "giải cứu" đường huyết mạch nối 2 tỉnh Đông Nam Bộ

HÀ ANH CHIẾN - NHƯ QUỲNH |

Quốc lộ 51 dài hơn 80 km là tuyến đường huyết mạch nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã hư hỏng nghiêm trọng, đầy ổ voi, ổ gà...

Hội Truyền thông số lên tiếng bảo vệ phim hoạt hình Wolfoo của Việt Nam

Vũ Long |

Hội Truyền thông số đề nghị YouTube không chấp nhận Entertaiment One đánh bản quyền phim hoạt hình Wolfoo của Việt Nam.

Rộ cạm bẫy lừa đảo trên môi trường truyền thông số

Thế Lâm |

Trên môi trường truyền thông số như email, mạng xã hội Facebook, hay các công cụ chat Messenger, Zalo…, đối tượng lừa đảo không ngừng tung chiêu mới khi năm hết, Tết sắp đến.

Khởi động Cổng dữ liệu quốc gia: Việt Nam tự làm chủ truyền thông số

Long Nguyễn - Thảo Anh |

Sau một thời gian xây dựng và thử nghiệm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức tổ chức Lễ khởi động Cổng dữ liệu quốc gia.