Hà Nội mong các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng trong và ngoài nước

Huyền Anh |

Năm 2023, TP Hà Nội phấn đấu có khoảng 950 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, sẽ cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, qua đó thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 02/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội năm 2023. Theo đó, trong năm 2023, TP Hà Nội phấn đấu có khoảng 950 doanh nghiệp (tăng khoảng 20 doanh nghiệp so với năm 2022) hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, có khoảng 300 - 350 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 16 - 17% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội. Chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng trên 11-12% (tăng khoảng 1% so với năm 2022). Đặc biệt, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước, qua đó thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Để đạt mục tiêu này, trong năm 2023, TP Hà Nội sẽ thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng sản xuất thuộc danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

Đồng thời, tổ chức Hội chợ chuyên ngành về công nghiệp hỗ trợ năm 2023 với quy mô khoảng 200-300 gian hàng, qua đó thu hút doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ quốc tế như Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan tham gia...

Huyền Anh
TIN LIÊN QUAN

Nguồn lao động - sức bật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

Hoàng Long |

Hàng ngàn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chế biến chế tạo tại Việt Nam cùng các Công ty thành viên Hiệp hội doanh nghiệp ngành CNHT Hà Nội (HANSIBA) đang cần được hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ vươn lên chiếm lĩnh thị phần lên tới hàng tỉ USD hiện vẫn đang bỏ ngỏ.

Công nghiệp hỗ trợ: Hà Nội cần chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

T.Dũng |

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này thể hiện qua việc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề như sản xuất linh kiện, phụ tùng, xe máy, ôtô... Tuy nhiên, vẫn cần những chính sách cụ thể để thúc đẩy ngành này phát triển.

Nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để phát triển công nghiệp ôtô và công nghiệp hỗ trợ

G.M - Cường Ngô |

Việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp phát triển nền công nghiệp ôtô và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

VFF giữ nguyên quyết định kỷ luật U11 SLNA

QUANG ĐẠI |

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) bác khiếu nại của Sông Lam Nghệ An (SLNA), giữ nguyên quyết định kỷ luật tuyển U11 vì sử dụng cầu thủ gian lận tuổi.

Bắt khẩn cấp đối tượng hủy hoại hàng trăm cây đào thế

Minh Hạnh |

Hà Nội - Ngày 11.10, Công an huyện Mê Linh đã khởi tố vụ án hình sự, bắt khẩn cấp đối tượng cố ý hủy hoại hàng trăm cây đào thế của người dân.

Chưa có cách xử lý vụ học sinh từ đỗ thủ khoa thành trượt

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến vụ việc một học sinh từ đỗ thủ khoa thành trượt, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa làm việc với gia đình để tìm hướng giải quyết.

Nhiều chợ dân sinh ở Hà Nội bỏ hoang

Đền Phú |

Hà Nội - Xây dựng chợ dân sinh mục đích làm giảm thiểu chợ cóc giúp cải thiện mỹ quan đô thị, tuy vậy, nhiều chợ dân sinh không được sử dụng, gây lãng phí.