Hàng nghìn hồ đập trong tình trạng “báo động” trước mùa mưa bão

L.V |

Theo thống kê, hiện nay còn khoảng 1.150 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp và thiếu khả năng xả lũ cần phải sửa chữa, nâng cấp. Trong số hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 có 21 hồ hư hỏng; 160 hồ chứa lớn bị hư hỏng, 35 hồ thiếu khả năng xả; 134 hồ dung tích từ 1 – 3 triệu m3 hư hỏng; 580 hồ có dung tích từ 200.000 - 1 triệu m3 hư hỏng, 210 hồ có dung tích dưới 200.000 m3 hư hỏng nặng…
Bắt bệnh hàng loạt hồ đập 30-40 tuổi đời
Theo Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT), phần lớn các hồ đập đều được xây dựng từ lâu, thời gian sử dụng 30 - 40 năm chưa được sửa chữa. Trong khi đó, những hồ dung tích nhỏ phần lớn được xây dựng từ nguồn lực huy động trong nhân dân và địa phương nên việc khảo sát, thiết kế còn hạn chế, thi công chủ yếu bằng vật liệu tại địa phương và đào đắp thủ công.
Các chuyên gia thủy lợi cũng cho rằng, vấn đề an toàn hồ đập hiện rất bất cập. Hầu hết các đập đã được xây dựng ở nước ta là đập đất. Phân tích 100 hồ đã có dự án sửa chữa cải tạo hoặc nâng cấp thì 71 hồ có hiện tượng hư hỏng ở đập. Như vậy đập là loại công trình đầu mối có hư hỏng chiếm tỉ lệ cao nhất.
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Phú Thọ, trên địa bàn tỉnh hiện có 420 hồ chứa thủy lợi đang quản lý khai thác. Trong đó, có 5 công trình hồ chứa lớn có dung tích từ 3-10 triệu m3, 23 công trình có chiều cao đập từ 15m trở lên, 12 hồ có dung tích từ 13 triệu m3; 270 hồ, đập có dung tích từ 50 nghìn đến dưới 1 triệu m3... Phần lớn các công trình thủy lợi được xây dựng cách đây 30 - 40 năm, đến nay đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. 
Nghệ An cũng là tỉnh có số lượng hồ chứa lớn nhất cả nước, với 625 hồ nhưng phần lớn đã qua sử dụng 30 - 40 năm, cá biệt có hồ đã được xây dựng cách đây trên 50 năm. 
Không được sửa chữa vì... nhỏ!
Theo Bộ NNPTNT, hiện cả nước có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 11 tỉ m3. Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình đảm bảo an toàn hồ chứa, đến nay, các hồ có dung tích lớn hơn 100 triệu m3, hơn 10 triệu m3 và từ 3 triệu m3 nước trở lên bị xuống cấp đã được sửa chữa ở mức bảo đảm an toàn cao và bảo đảm an toàn.
Tuy nhiên, số lượng hồ chứa có dung tích dưới 3 triệu m3 được sửa chữa không nhiều. Ước tính còn khoảng 1.150 hồ chứa bị hư hỏng xuống cấp và thiếu khả năng xả lũ cần phải sửa chữa, nâng cấp. Trong số hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 có 21 hồ hư hỏng; 160 hồ chứa lớn bị hư hỏng, 35 hồ thiếu khả năng xả; 134 hồ dung tích từ 1 – 3 triệu m3 hư hỏng; 580 hồ có dung tích từ 200.000 - 1 triệu m3 hư hỏng, 210 hồ có dung tích dưới 200.000 m3 hư hỏng nặng…
Ngoài ra, cả nước còn khoảng hơn 2.500 hồ chứa nhỏ có dung tích dưới 200.000 m3 khác nằm phân tán do thôn, xã quản lý không có tài liệu để đánh giá. Những công trình này thiết kế thi công theo tiêu chuẩn cũ, chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, thiếu tài liệu tính toán, kinh nghiệm thiết kế, thi công đập còn hạn chế, theo thời gian khai thác vận hành đến nay nhiều hồ bị xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Sau khi Chính phủ đã phê duyệt Chương trình bảo đảm an toàn hồ chứa nước và nâng cao hiệu quả khai thác các hồ chứa, đến nay, cả nước đã sửa chữa được 663 hồ; còn khoảng 1.150 hồ đang bị hư hỏng nặng cần được sửa chữa, nâng cấp trong giai đoạn 2016 – 2020. Trong số 32 hồ chứa cần phải sửa chữa ưu tiên ở Quảng Ngãi hiện đã có 20 hồ được đưa vào sửa chữa theo Dự án WB8, số còn lại không được xếp vào danh sách ưu tiên sửa chữa do quy mô dung tích nhỏ.

 

Tin bài nóng

L.V
TIN LIÊN QUAN

“Tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc” nghiêm trọng đến mức nào?

Đức Thành- Thông Chí |

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có Quyết định về việc “công bố tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc bị thấm có nguy cơ gây mất an toàn đập”. Qua khảo sát thực tế của PV Lao Động về hiện trạng đập, suốt chiều dài 480m, xuất hiện 3 vùng thấm với mức độ thấm khác nhau.

Đầu tháng 7.2017 sẽ triển khai xử lý sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Thông tin đến Báo Lao Động, ông Ngô Xuân Hải – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên cho hay “Đập hiện nay vẫn hoạt động bình thường. Nhưng những hiện tượng thấm như đã nêu trên phải được khẩn trương sửa chữa, không để kéo dài"!

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

“Tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc” nghiêm trọng đến mức nào?

Đức Thành- Thông Chí |

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa có Quyết định về việc “công bố tình trạng khẩn cấp đập chính Hồ Núi Cốc bị thấm có nguy cơ gây mất an toàn đập”. Qua khảo sát thực tế của PV Lao Động về hiện trạng đập, suốt chiều dài 480m, xuất hiện 3 vùng thấm với mức độ thấm khác nhau.

Đầu tháng 7.2017 sẽ triển khai xử lý sự cố tại đập chính hồ Núi Cốc

Kh.V |

Thông tin đến Báo Lao Động, ông Ngô Xuân Hải – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thái Nguyên cho hay “Đập hiện nay vẫn hoạt động bình thường. Nhưng những hiện tượng thấm như đã nêu trên phải được khẩn trương sửa chữa, không để kéo dài"!