Huyện nghèo tìm cách... thoát nghèo từ nông sản

Hữu Long |

Khánh Hòa - Huyện Khánh Sơn là địa phương còn nhiều khó khăn so với các huyện, thành phố khác. Để thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của địa phương, lãnh đạo huyện nghèo này quyết định tập trung phát triển các loại nông sản chủ lực.

Ngày 20.7, ông Nguyễn Văn Nhuận - Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn - xác nhận, Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ 2 được tổ chức tại huyện Khánh Sơn vào đầu tháng 8 tới đây. Việc tổ chức lễ hội nhằm giới thiệu các loại nông sản chủ lực của địa phương như sầu riêng, mít thái, chôm chôm…

Nhiều năm nay, Khánh Sơn là huyện nghèo ở Khánh Hòa, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc Raglai, tỷ lệ đói nghèo ở mức cao chiếm gần 40% dân số.

Cũng vì vị trí địa lý trắc trở, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ nên Khánh Sơn khó vươn mình phát triển.

Từ thực tế này, lãnh đạo huyện Khánh Hòa đã lựa chọn cách đi riêng, phù hợp với vị trí địa lý, thế mạnh địa phương. Đó chính là xây dựng thương hiệu nông sản sạch, trong đó chủ lực vẫn là cây sầu riêng.

Hiện huyện Khánh Sơn có tổng diện tích 5.000ha sầu riêng, trong đó 3.000ha đang trong độ thu hoạch. Đến nay, phần lớn các hợp tác xã, tổ sản xuất nông sản ở Khánh Sơn đều được kiểm định chất lượng Vietgap.

Nhờ cách đi đúng hướng, tận dụng thế mạnh tự nhiên trồng sầu riêng nên nông dân Khánh Sơn đã vươn lên thoát nghèo. Thậm chí, có nhiều hợp tác xã nông sản phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người dân bản địa.

Nhiều nông dân Khánh Sơn thoát nghèo từ trồng sầu riêng.
Nhiều nông dân Khánh Sơn thoát nghèo từ trồng sầu riêng.

Tuy đã xây dựng được thương hiệu nông sản vùng, nhưng thực tế, Khánh Sơn vẫn đối mặt với vô số thách thức khi nông sản vẫn chưa thể vươn tầm.

Nguyên nhân là bởi diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn thấp, năng suất chưa cao, vùng trồng trọt vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Nếu so sánh với một số địa phương ở Tây Nguyên thì nông sản Khánh Sơn vẫn còn lép vế.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thoả thuận xuất khẩu chính ngạch sầu riêng Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Nếu muốn vươn tầm nông sản, huyện Khánh Sơn cần có bước đi phù hợp, dài hơi.

Chủ tịch huyện Khánh Sơn Nguyễn Văn Nhuận thừa nhận rằng, tổng diện tích sản xuất sầu riêng của huyện vẫn còn thấp. Dù biết là vậy, nhưng Khánh Sơn cũng không thể mở rộng vùng trồng bởi diện tích còn lại phần đa là đất rừng.

Cây sầu riêng giúp nông dân Khánh Sơn thoát nghèo.
Nông dân Khánh Sơn thu hoạch sầu riêng. Ảnh C.T

Ông Nhuận thừa nhận, huyện chưa nghĩ tới việc xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch như một số địa phương Tây Nguyên bởi "sản lượng trồng ra chưa cao, trồng được bao nhiêu thương lái đều mua hết, lấy đâu ra để xuất khẩu".

Về mặt lâu dài, UBND huyện Khánh Sơn cho hay sẽ đề nghị tỉnh Khánh Hòa sớm có cơ chế nhằm giảm diện đất rừng sản xuất để chuyển đổi sang đất nông nghiệp trồng sầu riêng.

Bên cạnh phát triển nông sản, tới đây huyện Khánh Sơn cũng siết chặt các hoạt động du lịch tự phát; xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý loại du lịch...

Lễ hội nông sản Khánh Sơn diễn ra từ ngày 4 - 7.8.2022. Lễ hội có quy mô nhỏ trong địa bàn tỉnh với 50 gian hàng để trưng bày các loại trái cây có giá trị kinh tế như sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, mít nghệ. Trong thời gian lễ hội diễn ra, địa phương còn có nhiều hoạt động như biểu diễn dù lượn; chạy việt dã “Check-in Khánh Sơn”; trưng bày trái cây nghệ thuật; xác lập kỷ lục trái cây ngon, đẹp năm 2022; chương trình “Đêm hội Raglay”…

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông nâng cấp hệ thống thông tin thị trường nông sản

Bảo Lâm |

UBND tỉnh Đắk Nông vừa triển khai thực hiện Đề án Nâng cấp hệ thống thông tin thị trường nông sản giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách xã hội

Hà Thái |

20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk nuôi thỏ ngoại nhập để thoát nghèo

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh giá cả các loại cây trồng bấp bênh, nhiều bà con dân tộc thiểu số ở xã Ea Tam, huyện Krông Năng đã chuyển hướng sang chăn nuôi thỏ ngoại nhập. Hiện nay, mô hình này đang phát huy được hiệu quả, từng bước giúp nhiều người dân nơi đây ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Phục hồi nơi thờ tự thân mẫu vua Gia Long

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Điện Thoại Thánh, nơi thờ tự thân mẫu vua Gia Long lâu nay đang là một "phế tích", chỉ sót lại hệ thống móng điện với đầy cỏ dại mọc lên.

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

12 người lao động nhận tiền lương sau phản ánh của Lao Động

Hữu Long |

Khánh Hòa - Sau khi Báo Lao Động phản ánh về việc nợ lương, Công ty TNHH Xây dựng 189 tại Nha Trang đã thanh toán toàn bộ tiền nợ cho người lao động, kỹ sư.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

Đắk Nông nâng cấp hệ thống thông tin thị trường nông sản

Bảo Lâm |

UBND tỉnh Đắk Nông vừa triển khai thực hiện Đề án Nâng cấp hệ thống thông tin thị trường nông sản giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Hà Nội: Hàng nghìn hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách xã hội

Hà Thái |

20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đồng bào dân tộc ở Đắk Lắk nuôi thỏ ngoại nhập để thoát nghèo

Phan Tuấn |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh giá cả các loại cây trồng bấp bênh, nhiều bà con dân tộc thiểu số ở xã Ea Tam, huyện Krông Năng đã chuyển hướng sang chăn nuôi thỏ ngoại nhập. Hiện nay, mô hình này đang phát huy được hiệu quả, từng bước giúp nhiều người dân nơi đây ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo.