Lãi lớn nhờ mở rộng hệ thống bán lẻ

Thu Giang |

Trong 7 tháng đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã liên tục mạnh tay đầu tư mở rộng thị phần, phát triển hệ thống bán lẻ tại các trung tâm, tỉnh thành và thu lãi khủng.

Chú trọng đầu tư 

Thông tin từ Tập đoàn Thaco (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Emart) cho thấy, với mục tiêu đạt doanh số 1 tỉ USD từ nay đến năm 2026, Thaco sẽ mở rộng quy mô hệ thống siêu thị Emart lên đến 20 cửa hàng. Không chỉ mạnh tay đầu tư, cuối quý II/2022 vừa qua, với tham vọng mở rộng kênh phân phối lên 450.000 điểm bán lẻ trong tương lai, Tổng Công ty Nova Consumer cũng đã hoàn tất thương vụ M&A (sáp nhập, chuyển nhượng) Công ty TNHH Thực phẩm Mặt trời mọc.

Nhằm thực hiện thực hoá mục tiêu mở rộng các điểm bán lẻ, trong năm 2022 phía WinCommerce của Tập đoàn Masan (đơn vị sở hữu chuỗi bán lẻ WinMart và WinMart+) đã có kế hoạch sẽ mở mới hơn 700 cửa hàng WinMart+ và hơn 20 siêu thị, đại siêu thị WinMart.

Đồng thời, Masan cũng chính thức thí điểm mô hình nhượng quyền, qua đó hướng tới mục tiêu nắm trong tay 10.000 điểm sở hữu và 20.000 cửa hàng nhượng quyền vào năm 2025. Nhiều nhà bán lẻ khác như Saigon Co.op, BRGMart… cũng lên kế hoạch mở rộng đầu tư, có thể đạt tối thiểu 2.000 điểm bán vào năm 2025, mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

 
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã liên tục mạnh tay đầu tư mở rộng thị phần và thu lãi khủng. Ảnh: CT

Gây xôn xao nhất trên thị trường bán lẻ đó là thông tin Tập đoàn bán lẻ Central Retail (Thái Lan) đã vừa công bố đầu tư thêm 20.000 tỉ đồng vào thị trường Việt Nam trong 5 năm tới. Theo Central Retail, kế hoạch rót thêm vốn đầu tư nhằm thúc đẩy doanh số tại thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2026 lên 65.000 tỉ đồng, hướng đến mục tiêu trở thành nền tảng đa kênh trong lĩnh vực thực phẩm và kinh doanh trung tâm thương mại.

Ông Olivier Langlet - Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail Việt Nam - cho biết, thông qua việc thêm vốn đầu tư lớn vào Việt Nam, Central sẽ nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành hiện nay lên 55 tỉnh, thành trong cả nước. Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm của Central Retail bởi doanh số của thị trường Việt Nam tăng trưởng cao qua từng năm và đạt gần 38,6 tỉ baht, tương đương hơn 25.000 tỉ đồng trong vòng 10 năm, chiếm 22% tổng doanh thu của Central Retail.

Mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh 

Nhiều chuyên gia kinh tế nhìn nhận, nếu doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chiếm được phần lớn thị phần, kênh phân phối và có thể hoàn thành được vòng chu trình khép kín từ sản xuất tới phân phối sẽ gây ra sức ép đối với hàng Việt. Tuy vậy, một số nhà bán lẻ nội địa có tiềm lực lớn của Việt Nam trong thời gian qua đang dần nổi lên và cho thấy cuộc “so găng” giữa các nhà bán lẻ nội và ngoại sẽ còn nhiều gay cấn.

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương nêu rõ, việc doanh nghiệp Việt Nam đầu tư mở rộng hệ thống bán lẻ đã khiến các thương hiệu Việt dần chiếm lĩnh thị trường, thậm chí có phần lấn át doanh nghiệp ngoại.

Nếu như ở thời điểm năm 2016, hơn 50% thị phần bán lẻ của nội địa thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, thì đến nay doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang chiếm khoảng 70 - 80% số điểm bán trên cả nước. Một trong những lý do giúp các doanh nghiệp nội dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng trong nước chính là sự đầu tư để gia tăng trải nghiệm cho người dùng, bao gồm không gian mua sắm, công nghệ và yếu tố sức khỏe.

Cũng đồng tình với ý kiến này, chuyên gia Vũ Vinh Phú nhận định, các doanh nghiệp Việt đã có sự kết hợp ăn ý với nhau để tạo dựng và khẳng định chỗ đứng trên thị trường bán lẻ. Sự hợp tác này không chỉ hiệu quả mà còn làm giảm bớt các chi phí sản xuất, bán hàng, đem lại giá bán có lợi nhất cho người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam với doanh nghiệp quốc tế.

Thu Giang
TIN LIÊN QUAN

Các chuỗi bán lẻ: Mở nhanh - đóng chóng, chấp nhận “đốt tiền” để thử nghiệm

Thế Lâm |

Hoạt động kinh doanh của nhiều chuỗi bán lẻ trong 6 tháng qua với các gam màu sáng – tối đan xen. Song nhìn chung, doanh số bán lẻ vẫn tăng trưởng mạnh khi nền kinh tế hồi phục, và thương mại, dịch vụ chính là một trong những lĩnh vực cho thấy sự sôi động nhất.

Giá bán lẻ xăng dầu khả năng tiếp tục tăng cao thời gian tới

Vương Trần |

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, giá xăng dầu có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao như hiện nay, việc bình ổn giá là hết sức quan trọng.

Doanh nghiệp bán lẻ “gồng mình” bình ổn giá

MINH HOÀ |

Dù chịu áp lực về giá xăng dầu thế nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ vẫn đang tìm các giải pháp để thị trường không thiết lập mặt bằng giá mới, đồng thời tích cực khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng. 

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhận thêm nhiệm vụ

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được phân công là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Còn vướng mắc thi hành 3 luật mới về thị trường bất động sản

Thạch Lam |

Mặc dù hàng loạt nghị định, thông tư hướng dẫn được ban hành nhưng việc thi hành 3 luật về thị trường bất động sản vẫn còn những khó khăn nhất định.

2 công ty gạch ở Đồng Nai nợ lương khoảng 200 công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Khoảng 200 công nhân Công ty TNHH Sản xuất gạch men King Minh và Công ty TNHH Gạch Granite Đồng Nai bị nợ lương và bảo hiểm xã hội nhiều tháng.

Cận cảnh trung tâm nông nghiệp phớt lờ lệnh trả đất

Lam Thanh |

Dù bị yêu cầu di chuyển tài sản, bàn giao đất trong tháng 8.2024 nhưng đến nay chủ đầu tư Dự án Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại TP Thái Nguyên vẫn chưa thực hiện.

Bác tin "lái đò Chùa Hương bị cắt suất sau khi đi hỗ trợ bão lũ"

KHÁNH AN |

Mạng xã hội hiện đang lan truyền thông tin nhiều lái đò Chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) sau khi chuyển đò đi cứu trợ vùng lũ bị cắt suất, không cho chèo đò phục vụ khách.