Workaholic (tham công tiếc việc) là khái niệm không còn quá xa lạ trong thời đại số với sự lên ngôi của các thiết bị công nghệ như máy tính xách tay, điện thoại, máy tính bảng cho phép người lao động có thể làm việc ở mọi nơi, mọi thời điểm. Hiểu đơn giản, đây là cách gọi dành cho những “con người của công việc” thường xuyên việc bất chấp thời gian và nhiều hơn mức cần thiết.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, áp lực cạnh tranh khiến “Workaholic” có xu hướng dần tăng. Nhiều lao động luôn có cảm giác bản thân cần làm việc nhiều hơn, tạo ra giá trị tốt hơn để đảm bảo thu nhập cũng như giữ vững vị trí của mình ở các doanh nghiệp. Điều này vừa là động lực để phát triển nhưng cũng chính là áp lực khiến không ít lao động rơi vào tình trạng mệt mỏi, đuối sức.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian làm việc quá dài có thể dẫn đến tử vong do thiếu máu cơ tim và đột quỵ. Kết quả báo cáo cho thấy làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần thì người lao động có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim và đột quỵ cao hơn khi làm việc 35-40 giờ/ tuần.
Thời gian làm việc dài không hẳn sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng công việc. Hiệu quả làm việc phụ thuộc rất lớn vào khả năng tập trung của mỗi người. Thực tế, não bộ con người không thể hoạt động hết 100% công suất cả ngày và thời gian duy trì khả năng tập trung không quá 120 phút. Việc cố gắng tập trung trong thời gian dài có thể khiến não bộ bị quá tải, không thể đưa ra những quyết định chuẩn xác trong công việc.
Thay vì tăng ca làm ngoài giờ trong trạng thái mệt mỏi, làm việc với tinh thần tập trung cao độ không chỉ giúp rút ngắn thời gian, giảm áp lực lên cơ thể mà còn nâng cao hiệu suất công việc ở mức vượt mong đợi. Sau mỗi 120 phút làm việc, 10-15 phút là thời gian phù hợp để nghỉ ngơi phục hồi khả năng làm việc của não bộ. Những động tác giãn cơ tại chỗ hay đứng dậy đi dạo thay đổi không khí là cách đơn giản nhất giúp đầu óc thoải mái, lấy lại cảm hứng làm việc.
Tuy nhiên, không phải lao động nào cũng có đủ thời gian và điều kiện để có thời gian nghỉ ngơi lấy lại năng lượng làm việc. Guồng quay nơi công sở khiến họ luôn tất bật với vô vàn công việc cần xử lý mỗi ngày, chưa kể áp lực trực tiếp từ đồng nghiệp và quản lý. Để không đuối sức với chuỗi ngày tăng ca miệt mài, những giải pháp bổ sung năng lượng và duy trì tỉnh táo ngay tức thì là điều không ít lao động đang tìm kiếm để hỗ trợ công việc tốt hơn. Một trong số những giải pháp được nhiều lao động lựa chọn là sử dụng thức uống bổ sung năng lượng tiện lợi.
Ra đời từ năm 2001, đến nay nước tăng lực Number 1 vẫn giữ vững vị trí trong phân khúc thức uống bổ sung năng lượng được ưa chuộng nhất. Đây cũng là một trong ba sản phẩm nổi bật của Tập đoàn Tân Hiệp Phát 7 năm liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia – danh hiệu được Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng ghi nhận và tôn vinh dựa trên các giá trị "chất lượng - đổi mới, sáng tạo - năng lực tiên phong".
Được biết, nước tăng lực Number 1 được áp dụng công nghệ sản xuất chiết lạnh vô trùng Aseptic hiện đại đến từ Đức với tiêu chí không màu, không chất bảo quản. Hương vị thơm ngon cùng bảng thành phần giúp bổ sung năng lượng, duy trì sự tỉnh táo mang đến cảm giác sảng khoái sau khi dùng, thúc đẩy tinh thần làm việc và khả năng tập trung.
Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, giá trị lao động của một cá nhân được đánh giá không dựa vào thời gian họ ngồi ở văn phòng trong bao lâu mà là ở chất lượng làm việc họ đóng góp cho tổ chức như thế nào. Chất lượng sẽ tạo nên số lượng giúp mỗi cá nhân khẳng định giá trị riêng biệt.
Để có được chất lượng làm việc hiệu quả, nguồn năng lượng và sự tỉnh táo chính là chìa khóa quan trọng. Nguồn năng lượng sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc và sự tỉnh táo sẽ giúp mỗi cá nhân bình tĩnh, sáng suốt trong từng quyết định. Giữa áp lực cạnh tranh và vô vàn thử thách trong công việc, những giải pháp hỗ trợ như nước tăng lực Number 1 trở nên cần thiết giúp người lao động duy trì khả năng tập trung, làm việc ở trạng thái tốt nhất và tạo ra giá trị cao nhất.