Nền kinh tế đang hấp thụ vốn, ngân hàng đẩy mạnh kích cầu

Minh Ánh |

Hai tháng đầu năm tín dụng trong nền kinh tế tăng trưởng âm nhưng đến hết quý I/2024, con số này ước tăng 1% so với cuối năm 2023.

Kỳ vọng mới khi nền kinh tế có dấu hiệu đã ngấm vốn

Nếu như hai tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng âm 0,75% so với cuối năm 2023, thì đến đến hết quý I/2024, con số này đạt mức 1%, tương đương 13,76 triệu tỉ đồng. Tuy nhiên, tín hiệu vui là Chính phủ và trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn giữ vững chỉ đạo kích cầu tín dụng cho nền kinh tế, với mục tiêu năm nay tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 15% và giao toàn bộ chỉ tiêu cho các tổ chức tín dụng ngay từ đầu năm.

Trong cuộc họp về tín dụng ngày 5.4, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú lạc quan cho rằng, tín dụng tăng trưởng dương cho thấy dấu hiệu nền kinh tế đã ngấm vốn sau hai tháng tăng trưởng âm. Lãnh đạo NHNN kỳ vọng tăng trưởng dư nợ cho vay trong các quý còn lại sẽ tích cực hơn và đạt mức dự kiến 14-15% cả năm.

Nhìn vào việc điều hành chính sách tiền tệ có thể thấy, NHNN đã cố gắng, điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, các doanh nghiệp nỗ lực cơ cấu lại hoạt động phù hợp tình hình, các tổ chức tín dụng cũng chia sẻ để có dòng vốn lưu thông tốt hơn.

Thậm chí, nhà điều hành cũng không đánh đổi lãi suất cao để giữ ổn định tỉ giá và vẫn duy trì mức lãi suất đầu vào ổn định ở mức thấp và giảm áp lực lên tỉ giá.

Theo đó, nếu như đầu năm, NHNN liên tục hút tiền qua kênh tín phiếu. Trong 3 tuần liên tiếp kể từ giữa tháng 3, NHNN đã hút về hơn 170.000 tỉ đồng, nhưng bước sang tháng 4, NHNN không chỉ thực hiện hút ròng tiền trên thị trường mà nhà điều hành còn bơm tiền ra.

Hoạt động bơm, hút tiền qua kênh tín phiếu là nghiệp vụ thông thường của NHNN nhằm tác động đến lượng tiền trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2). Khi lượng tiền dư thừa, NHNN sẽ hút một lượng tiền không lưu thông ở hệ thống ngân hàng thương mại vào NHNN. Nghiệp vụ này không tác động tới thanh khoản chung hay cung cầu ngoại tệ mà giúp nhà điều hành kiểm soát lãi suất liên ngân hàng, giữ ở mức ổn định. Điều này sẽ tác động tới chênh lệch lãi suất VND/USD, gián tiếp giúp tỉ giá đang leo thang phải hạ nhiệt.

Sau khi tỉ giá ổn định trở lại, việc hút tiền qua kênh tín phiếu thấp đi, NHNN lại bơm tiền vì lý do khác. Lúc này, một số ngân hàng xuất hiện tình trạng căng thanh khoản, ghi nhận tăng lãi suất huy động tại một số kỳ hạn.

Dù vậy nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, việc lực cầu tín dụng vẫn còn yếu so với cùng kỳ năm ngoái. Còn nhớ hết quý I/2023, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế ghi nhận tăng 2,56% so với cuối năm 2022. Nhưng sang năm nay, tăng trưởng tín dụng quý I lại ghi nhận mức thấp nhất trong gần thập kỷ qua.

Ngân hàng tích cực kích cầu bằng các gói ưu đãi

Hiện các ngân hàng vẫn đang tích cực kích cầu tín dụng bằng các gói tín dụng ưu đãi. Nhóm ngân hàng Big4 đang tung ra các gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi từ 5-6%/năm trong thời gan 6-12 tháng đầu. Ngoài ra, các lĩnh vực ưu tiên cũng được các ngân hàng ưu tiên đẩy mạnh cấp tín dụng, như tại Agribank, ngân hàng này đang tiếp tục triển khai chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản với tổng quy mô 8.000 tỉ đồng đến hết ngày 30.6.2024.

Hay tại Techcombank, đại diện ngân hàng này cho biết, ngân hàng vẫn đang triển khai gói ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng vay mới với mức lãi suất chỉ từ 5,5%/năm. Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được phê duyệt trước với hạn mức tín dụng tới 20 tỉ đồng, tín chấp tới 10 tỉ đồng. Khách hàng cá nhân được hỗ trợ vay chuyển nhượng bất động sản đang thế chấp với lãi suất từ 5,5%/năm, miễn trả nợ gốc lên đến 24 tháng...

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Tăng trưởng lạc quan, nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế

Vũ Long |

Năng suất, chất lượng không ngừng được nâng cao, ngành nông nghiệp tiếp tục giữ vững vai trò trục chính góp phần ổn định nền kinh tế.

Loại bỏ sản phẩm nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Cường Hà |

Việc loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn. Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về vấn đề này.

Câu chuyện bán gió, trăng làm giàu nền kinh tế

An Thượng |

Hiện nay, tăng trưởng xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên. Và quan trọng hơn là đã thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Thời gian xuất hiện không khí lạnh, xua tan nắng nóng

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết, dự báo không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt trong những ngày đầu tháng 10 giảm nhanh.

Tỷ giá đồng Yên đột ngột giảm sau khi tăng chạm đỉnh

Huyền Mai |

Sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn Thủ tướng Nhật Bản, tỷ giá đồng Yên bất ngờ sụt giảm.

Tăng trưởng lạc quan, nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế

Vũ Long |

Năng suất, chất lượng không ngừng được nâng cao, ngành nông nghiệp tiếp tục giữ vững vai trò trục chính góp phần ổn định nền kinh tế.

Loại bỏ sản phẩm nhựa dùng một lần, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Cường Hà |

Việc loại bỏ nhựa sử dụng một lần không cần thiết và có rủi ro cao là bước đầu tiên hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn và công bằng hơn. Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với ông Vũ Minh Lý - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) về vấn đề này.

Câu chuyện bán gió, trăng làm giàu nền kinh tế

An Thượng |

Hiện nay, tăng trưởng xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái thiên nhiên. Và quan trọng hơn là đã thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên.