ĐI TÌM LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN MÍA ĐƯỜNG - KỲ 2:

Nhà máy lao đao, nông dân khốn đốn

TỔ PHÓNG VIÊN MIỀN TRUNG |

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) sẽ có hiệu lực kể từ đầu năm 2018 đã và đang tác động mạnh mẽ đến ngành mía đường trong nước. Ngành mía đường sẽ đối mặt với thực cảnh cạnh tranh khốc liệt khi sản phẩm đường trong khối ASEAN đổ vào thị trường nội địa với giá rẻ, trong đó có đối thủ đáng gờm Thái Lan. Ngay từ bây giờ, nhiều nhà máy đường khu vực miền Trung, Tây Nguyên đã chịu tác động tiêu cực...

Nông dân bị bỏ mặc

Ở vựa mía Hòa Hội, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, nhiều người trồng mía phải thở dài vì mía rớt giá. Ông Huỳnh Khắc Vũ (43 tuổi, thôn Nhất Sơn, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa, Phú Yên) trồng 75ha mía, được Nhà máy đường KCP Sơn Hòa bao tiêu. Dù vậy nhưng giá mía thấp, chỉ 750-800.000đồng/tấn, nên trừ hết chi phí thì không lãi bao nhiêu.

Ông Huỳnh Xuân Thọ (81 tuổi, xã Hòa Hội) cho biết: “Trước đây gia đình cũng trồng nhiều mía nhưng vì giá mía mấy năm nay xuống thấp quá nên gia đình chuyển đất sang canh tác loại khác. Nhiều hộ ở đây cũng chuyển đổi vậy”.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến mía đường và hộ trồng mía, UBND tỉnh Phú Yên đã ký văn bản đề nghị Cty cổ phần Mía đường Tuy Hoà, Công ty TNHH CN KCP Việt Nam tích cực nghiên cứu hợp tác với các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ đường... nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trước sức ép của đường ngoại nhập.

Sở Công Thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các nhà máy chế biến đường cũng đưa ra hàng loạt các giải pháp. Nhưng xem ra, các giải pháp rất cũ kỹ, khó hy vọng có được một sự bức phá để cạnh tranh.

Tại Bình Định, nhiều năm liền Cty CP Đường Bình Ðịnh (BISUCO) không thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư, thu mua mía nguyên liệu, bỏ mặc người nông dân loay hoay trên đồng mía của mình. Vùng nguyên liệu “co rút” với tốc độ chóng mặt. Thời hoàng kim BISUCO được quy hoạch tới 16.000ha. Giai đoạn 2014 - 2017, diện tích mía lần lượt giảm từ 2.883ha xuống 900ha trước khi rớt ở mức 650ha thời điểm hiện nay.

Trả lời PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Đức (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn) nói: “Giờ người ta sao tôi vậy. Nhà máy hoạt động từ tháng chạp. Trạm Nhơn Tân thu mua túc tắc 1 xe mỗi ngày. Chưa biết khi nào đến lượt, nhưng chắc không đến nỗi hư thúi. Lo là mía bị mưa bão làm hư hại, bị chuột cắn phá tơi bời và giá thì chỉ 750 - 800 đồng chứ không phải 900 đồng/kg như cam kết”.

Không chỉ mắc míu nợ nần đối tác kinh doanh, Cty CP Đường Bình Định còn đẩy người lao động vào tình cảnh khó khăn.

Người dân tỉnh Phú Yên không còn mặn mà với cây mía như trước đây.
Người dân tỉnh Phú Yên không còn mặn mà với cây mía như trước đây.

Khó có sự bứt phá để tồn tại

Chưa nói đến việc cạnh tranh với đường nhập khẩu, với thực trạng ngành mía đường tại miền Trung, Tây Nguyên hiện nay, rất khó tồn tại. Ông Nguyễn Bá Thành - Tổng GĐ Công ty Cổ phần mía đường Đắk Lắk - cho biết, trước những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, chúng tôi quyết định di chuyển nhà máy từ huyện Cư Jut (Đắk Nông) vào huyện Ea Súp (Đắk Lắk). Mục đích là giảm giá thành để có cơ hội cạnh tranh với giá đường của các nước Thái Lan, Camphuchia và Lào nhưng vẫn không hiệu quả.

“Đường đưa từ Thái Lan về TPHCM hiện có mức 11.500 đồng và ngay cả khi về tận Đắk Lắk cũng với mức giá như vậy khiến DN gặp vô số khó khăn.

Ông Đỗ Thành Liêm - Tổng Giám đốc Cty CP đường Việt Nam (tại Khánh Hòa) cho biết đang cố gắng giữ giá mía đường ổn định, không phát triển nhanh thì cũng phải cầm cự để cạnh tranh.

Theo ông Liêm, ngành mía đường Việt Nam muốn cạnh tranh với Thái Lan phải có điều kiện tương đồng, chứ như “hai võ sĩ lên đài, mà người lớn, kẻ bé thì chỉ có rớt đài”. Tương đồng thứ nhất theo ông Liêm là về chính sách quốc gia. Hai là trình độ năng lực điều kiện sản xuất. Ba là tài chính, tiền vốn.

Ông Liêm dẫn chứng, trước năm 1975, ngành mía đường của Thái Lan cũng chỉ đạt 500 tấn/năm giống như chúng ta thôi. Nhưng sau đó, họ đã bức phá nhanh là bởi họ có chương trình quốc gia về mía đường. Họ kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư nhà máy sản xuất đường, để lấy đường về phục vụ thị trường nước này. Họ xây dựng ngay các nhà máy có quy hoạch cánh đồng, rồi ra luật đường chi phối cho hoạt động của ngành sản xuất mía đường.

Đặc biệt, Nhà nước sẵn sàng mua giá mía cao và hội đồng đường thương lượng về giá. Những nhà máy đường sau khi sản xuất vượt chỉ tiêu, có thể chuyển cho hội đồng đường bán hoặc tự bán và xuất khẩu chứ không được để trong nước…

Thái Lan bỏ chính sách giá đường trong nước cao bổ trợ giá đường xuất khẩu thấp từ 12.2017. Đường dôi dư họ có quyền bán theo bất kỳ giá nào. Đó là chính sách xương sống được thưc hiện trong Luật Đường của Thái Lan. Người nông dân trồng mía, sau khi bán đường xong, họ trích phí đưa vào quỹ mía đường của Thái Lan. Hội đồng đường giao lại cho ngân hàng đảm nhận nguồn vốn, như tài khoản gửi. Nông dân có chứng nhận trồng mía trên sổ, họ được vay vốn ưu đãi.

Trong khi đó chúng ta không làm được việc này. Họ cũng tổ chức chương trình hỗ trợ giống, tư vấn nông nghiệp, hướng dẫn trồng mía… Chưa kể, họ cử các tiến sĩ trẻ đến các trường đại học danh tiếng ở Brazil để học hỏi, sau đó về nước hiến kế cải tổ ngành mía đường.

Nếu đường từ Thái Lan nhập về Việt Nam theo cam kết của chúng ta ký với các nước là thuế xuất nhập khẩu 5%. Bây giờ tất cả đường trắng và thô đều chuyển về 5% hết. Thái Lan thu hẹp diện tích trồng lúa để xây dựng nhà máy đường mới có quy mô công suất khổng lồ, 30 tấn mía/ngày. Còn mình cao lắm cũng chỉ 10-12 tấn mía/ngày.

Hiện nay, Thái Lan mua mía với giá 28-30USD/tấn, chúng ta mua gần 50USD/tấn dưới thì nông dân không trồng được nữa, nhà máy đóng cửa, còn nếu mua theo giá nông dân để cạnh tranh được Thái Lan đó là chuyện “hái sao trên trời”. Mình có chính sách về quota hạn ngạch, nhưng gần như bằng không vì lượng đường nhập lậu gấp 5 lần lượng đường hạn ngạch được phân bổ.

Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường VN thì đường nhập lậu chiếm 1/3 sản lượng được tiêu thu của Việt Nam (30% thị phần tối thiểu). “Vì thế, doanh nghiệp không hề dễ thở. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần phải tăng năng suất lao động, mở rộng diện tích canh tác…” - ông Liêm nói.

TỔ PHÓNG VIÊN MIỀN TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Hiện trạng xuống cấp của sân Thống Nhất trước khi cải tạo

Thanh Vũ |

TPHCM - Sân vận động Thống Nhất đang xuống cấp và sắp được thi công cải tạo với kinh phí 149 tỉ đồng.