"Ông lớn" quốc tế làm cầu nối cho sản phẩm Việt ra thế giới

Thế Lâm |

Trong cuộc gặp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng mới đây, ông Kuek Yu Chuang - Giám đốc điều hành Netflix khu vực Châu Á-Thái Bình Dương – đã bày tỏ mong muốn tìm mua các bộ phim Việt Nam để chiếu trên nền tảng Netflix, đồng thời hợp tác cùng xuất khẩu phim Việt ra thế giới.

Từ bộ phim “Hai Phượng”...

Bộ phim Việt được biết đến nhiều nhất khi chiếu trên Netflix chính là “Hai Phượng”, từ thời điểm 22.5.2019, phát hành trên toàn cầu tại 100 quốc gia; và từ tháng 9 sẽ phát tại khu vực Bắc Mỹ cũng thông qua nền tảng Netflix.

Trước khi được trình chiếu trên Netflix, bộ phim “Hai Phượng” được cho rằng Netflix mua bản quyền tới 5 triệu USD. Nhưng ở góc nhìn khác, đó là tính hội nhập toàn cầu, thông qua các “ông lớn” cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Netflix, những sản phẩm Việt sẽ có được cầu nối hữu hiệu hơn để ra thế giới.

Về mặt kinh doanh, những “ông lớn” như Netflix hay các trang thương mại điện tử Amazon, Alibaba vẫn luôn phải đi tìm kiếm các nhà cung cấp hàng hóa – còn gọi là nhà bán hàng – tại các quốc gia để bổ sung cho nguồn cung của mình. Nguồn cung càng phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng càng lớn thì doanh thu càng tăng, lợi nhuận cũng theo đó càng nhiều.

Tháng 8 vừa qua, “ông lớn” thương mại điện tử Amazon đã thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Công ty Amazon Global Selling Việt Nam do ông Trần Xuân Thủy làm giám đốc. Ông Thủy từng có 8 năm làm việc cho Alibaba. Việc thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam của Amazon nhằm thúc đẩy các nhà bán hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam bên cạnh các nhà bán hàng cá nhân.

... đến các sản phẩm khác

Một số sản phẩm Việt từng gây sốt trên Amazon như dầu cù là, phin càphê... Tuy nhiên, con số đó cũng còn là quá ít ỏi trên những sàn thương mại điện tử có đến hàng trăm ngàn mặt hàng đến từ nhiều quốc gia.

Từ năm 2018, Amazon đã tổ chức một số cuộc hội thảo về nhà bán hàng nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tham gia. Để tạo thuận tiện, “ông lớn” này cũng ra mắt chính thức website và trang Facebook bằng tiếng Việt để cho các doanh nghiệp Việt dễ theo dõi. Con số mới có vài trăm doanh nghiệp Việt bán hàng qua Amazon là còn quá khiêm tốn.

Bộ phim “Hai Phượng” của Việt Nam được chiếu trên nền tảng Netflix thông qua dịch vụ theo yêu cầu (VOD) với tên tiếng Anh là “Furie” (chụp màn hình).
Bộ phim “Hai Phượng” của Việt Nam được chiếu trên nền tảng Netflix thông qua dịch vụ theo yêu cầu (VOD) với tên tiếng Anh là “Furie” (chụp màn hình).
Theo lời của vị giám đốc Amazon Global Selling Đông Nam Á và Hàn Quốc khi ấy là ông Park Joonmo, việc bán hàng qua Amazon giúp cho các sản phẩm Việt tiếp cận được hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới. Và Việt Nam, có rất nhiều loại hàng hóa từ nông sản, thực phẩm, đồ nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ.v.v... có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng ở các quốc gia khác.

Alibaba thậm chí còn đi trước cả Amazon. Từ chục năm trở về trước, Alibaba đã thúc đẩy các doanh nghiệp Việt bán hàng ra thế giới qua trang thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp) của họ. Nhưng trong khoảng 2 năm trở lại đây, Alibaba còn thúc đẩy cả mảng bán hàng cho người dùng đầu cuối qua trang thương mại điện tử B2C là AliExpress và theo đó, họ tìm kiếm thêm nguồn cung hàng hóa từ Việt Nam.

AliExpress cung cấp hàng hóa đến khoảng 200 thị trường trên thế giới. Sản phẩm của doanh nghiệp Việt bán qua kênh này cũng có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường rộng mở lên đến hàng chục triệu người tiêu dùng.

Theo thống kê, khoảng 1/3 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có bán hàng ra nước ngoài đã thiết lập mối quan hệ kinh doanh quốc tế thông qua các kênh trực tuyến, và tỉ lệ này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hàng cấm vào Việt Nam qua đường thương mại điện tử xuyên biên giới

Thế Lâm |

Trường hợp các shop rao bán thiết bị, phụ kiện lắp ráp súng bắn đạn bi và đạn thạch anh trên Lazada.vn có xuất xứ từ Trung Quốc, Hồng Kông đang đặt ra cảnh báo: Nhiều mặt hàng cấm, hàng lậu đã và đang lọt vào Việt Nam thông qua con đường thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới.

Thương mại điện tử Việt xếp thứ 6 thế giới: "Trời ơi tin được không?"

Thế Lâm |

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đã lọt vào Top 10 thế giới theo nghiên cứu của Statista. Chính xác hơn, Việt Nam xếp thứ 6 trong Top 10 thị trường TMĐT lớn nhất thế giới. Thông tin này được nhiều cư dân mạng chia sẻ trên mạng xã hội, thốt lên kinh ngạc "Trời ơi! Tin được không?"

Cú hích và nguồn lực để phát triển thương mại điện tử Việt Nam

H.Liên |

Ngày 13.9, trong phiên “Cơ hội toàn cầu đối với thị trường kỹ thuật số” trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định, thương mại điện tử Việt Nam rất tiềm năng trong khu vực.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.