Quảng Nam vào cuộc giải cứu doanh nghiệp suy thoái

Hoàng Bin |

Hơn 2 tháng sau khi thành lập, Tổ công tác đặc biệt của tỉnh Quảng Nam đang dồn toàn lực, tập trung giải cứu doanh nghiệp trong bối cảnh suy thoái kinh tế kéo dài.

Doanh nghiệp gặp khó

Sản xuất công nghiệp từng là thế mạnh của nền kinh tế Quảng Nam với tỉ lệ đóng góp vào nguồn thu ngân sách năm 2022 hơn 70%, nhưng trong 7 tháng đầu năm 2023 giá trị giảm đến 24,3%, trở thành mức giảm sâu nhất trong những năm qua. Nhiều DN hoạt động sản xuất công nghiệp đang trong trạng thái... cầm chừng, kéo theo GRDP cả tỉnh Quảng Nam giảm hơn 9,2%.

Theo ông Lê Ngọc Thủy - Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Chu Lai, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp (KCN) Tam Thăng và KCN Bắc Chu Lai đều đang bị ảnh hưởng, một số dự án ngành dệt may bị sụt giảm đơn hàng dẫn đến giảm nhu cầu sử dụng lao động.

Tại KCN Bắc Chu Lai có 29 dự án. Trong đó, có 21 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh, 6 dự án đang tạm ngưng sản xuất, 1 dự án tạm đóng cửa từ tháng 9.2022 do không có đơn hàng, đến nay chưa hoạt động trở lại. Có 8 doanh nghiệp báo lỗ. Tổng số lao động gần 5.000 lao động (giảm gần 500 lao động so với cuối năm 2022).

Loạt doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực may mặc và công nghiệp phụ trợ đều giảm 30% lao động so với trước dịch COVID-19.

Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (trụ sở tại Cụm công nghiệp Đông Yên, xã Duy Trinh, Duy Xuyên) là điểm sáng trong hoạt động sản xuất kinh tế, chăm lo cho người lao động những năm qua, nhưng cũng buộc phải cắt giảm lao động, từ hơn 6.300 lao động, nay còn 4.915 lao động.

Trên lĩnh vực du lịch, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An - cho biết, tổng lượt khách tham quan, lưu trú tăng, nhưng chi tiêu của khách giảm nhiều nên doanh nghiệp vẫn khó khăn. Hơn 35 nhà hàng, khách sạn ở Hội An bị ngân hàng phát mãi để thu hồi tiền nợ.

Chiến dịch giải cứu đặc biệt

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh - Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của tỉnh nhấn mạnh, tập trung giải quyết các vấn đề có tính chất phức tạp, tranh chấp, khiếu nại kéo dài, hoặc do vướng mắc, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật, các nội dung còn có ý kiến khác nhau giữa các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; không giải quyết các vấn đề có tính thường xuyên thuộc trách nhiệm tham mưu, giải quyết của sở, ban, ngành.

Việc giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp sẽ ưu tiên theo thứ tự: Nhóm doanh nghiệp đang hoạt động gặp khó khăn cần hỗ trợ kịp thời; Nhóm doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai dự án và nhóm doanh nghiệp đang làm thủ tục đầu tư. Trong 3 nhóm này chia thành các lĩnh vực công nghiệp; du lịch, thương mại - dịch vụ; nông nghiệp; nhà ở, bất động sản, xây dựng kế cấu hạ tầng…

Kiến nghị hay khúc mắc thuộc thẩm quyền địa phương sẽ được giải quyết ngay, còn lại sẽ kiến nghị lên các bộ, ngành, Chính phủ...

Tại cuộc họp báo quý II/2023, lãnh đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư Quảng Nam cho biết, đến nay, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thường xuyên như: Thông qua các chương trình xúc tiến, kết nối giao thương hỗ trợ doanh nghiệp tìm đầu ra sản xuất, thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay.

Tinh giảm, đơn giản hóa các thủ tục thuế cho doanh nghiệp, giảm gánh nặng thủ tục hải quan trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tháo gỡ điểm nghẽn giải phóng mặt bằng, giảm thiểu việc thiếu hụt nguồn cung và hạ giá thành nguyện liệu. Siết lại kỷ cương công vụ, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh: Hỗ trợ, “giải cứu” doanh nghiệp gặp khó cũng là cứu nền kinh tế, nguồn thu ngân sách… Vì thế, chính quyền tập trung hỗ trợ sớm nhất, hiệu quả nhất, với phương châm luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi hoàn cảnh. Doanh nghiệp vướng lĩnh vực nào sẽ giao cho các sở, ngành liên quan giải quyết; Trường hợp không thể giải quyết được, Tổ công tác sẽ xem xét quyết định. Quảng Nam sẽ tập trung gỡ khó trước cho nhóm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Khánh Hòa phải đóng tiền thất thoát mới được tiếp tục thủ tục khác

Hữu Long |

Khánh Hòa đã thu hồi tài sản thất thoát và nộp vào ngân sách 128 tỉ đồng. Địa phương nhấn mạnh, các doanh nghiệp phải đóng tiền thất thoát mới được triển khai các thủ tục tiếp theo.

Doanh nghiệp dệt may tiếp tục khó khăn các tháng cuối năm

Phong Nguyễn |

7 tháng năm 2023, xuất khẩu (XK) dệt may khá thăng trầm khi các con số không mấy lạc quan. Các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tối ưu hóa sản xuất, tích cực áp dụng công nghệ và chuyển sang sản xuất "xanh" để giữ các thị trường lớn.

Số doanh nghiệp trở lại hoạt động giảm so với năm ngoái

Quý An |

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 7.2023, cả nước có 13.700 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.