Rút dần doanh nghiệp quân đội làm kinh tế

Nhóm Phóng viên Kinh tế |

Đó là lời khẳng định của Thiếu tướng Võ Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) - trả lời phỏng vấn Báo Lao Động. Cũng theo Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, hoạt động sản xuất kinh tế của quân đội là nhiệm vụ chiến lược, chưa thể bỏ được nhưng Bộ Quốc phòng cũng đã chuẩn bị đề án trình Chính phủ về việc giảm bớt số lượng doanh nghiệp quân đội.

Đến 2020, quân đội sẽ còn những DN nào?

Chủ trương doanh nghiệp (DN) quân đội không làm kinh tế nữa mà tập trung cho lực lượng vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tất cả các DN quân đội sẽ cổ phần hóa (CPH), thoái vốn hết được dư luận khá ủng hộ.

Tuy nhiên, theo Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, nói quân đội làm kinh tế là chưa chính xác, phải nói rằng quân đội tham gia xây dựng sản xuất làm kinh tế. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập và phát triển, kinh tế đất nước đã khấm khá hơn thì quân đội cũng đã tiến hành sắp xếp giảm dần các DN sản xuất, tiến hành CPH các DN quân đội từ những năm 2000 với 305 DN. Tới nay chỉ còn 88 DN quân đội có 100% vốn Nhà nước. Hằng năm đóng góp thuế cho ngân sách 40.000 tỉ đồng.

Theo Đề án tái cơ cấu lại đổi mới và nâng cao hiệu quả DN đề xuất tới năm 2020, số lượng DN quân đội có 100% vốn Nhà nước chỉ còn 17 DN và 12 DN Nhà nước giữ cổ phần chi phối. Những DN này đều mang tính đặc thù kết hợp kinh tế với quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ quốc, sẽ không còn DN làm thương mại, sản xuất kinh tế đơn thuần.

Bên cạnh 29 DN này, theo Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, 33 khu kinh tế quốc phòng trên toàn quốc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục được duy trì bởi tính hiệu quả cao của hoạt động này, đặc biệt là dọc các vùng biên giới, hải đảo.

28 khu kinh tế quốc phòng được thành lập (hiện còn 5 khu tại các khu vực biển đảo, vùng khó khăn chưa triển khai được - PV) đã giúp người dân vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Mô hình này không những đã tạo được thế trận lòng dân, là phên dậu bảo vệ tổ quốc mà về hiệu quả kinh tế cũng được các địa phương đánh giá cao.

Ngoài ra, các cơ sở nghiên cứu, đơn vị sự nghiệp công lập, bệnh viện… của Bộ Quốc phòng cũng đang được coi là những đơn vị làm kinh tế của quân đội cũng vẫn phải duy trì vì đây là những lực lượng quan trọng phục vụ cho các nghiên cứu an ninh quốc phòng của đất nước khi có chiến tranh hay các biến động lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện các nguồn vốn ngân sách không phải đầu tư nhiều cho đối tượng này vì các đơn vị này hiện vẫn tự chủ được tài chính, thậm chí còn tạo được nguồn thu cho ngân sách, phục vụ dân sinh.

Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng). Ảnh: P.V

Cần 8.100 tỉ để giải quyết chính sách CPH

Tuy nhiên, theo thiếu tướng Võ Hồng Thắng, vướng mắc lớn nhất hiện nay khi thực hiện quyết liệt chủ trương CPH các DN quân đội làm kinh tế, Bộ Quốc phòng đang phải đối mặt với việc giải quyết chế độ cho hơn 13.000 lao động. Dự kiến chi phí sơ bộ lên tới 8.100 tỉ đồng.

“Chủ trương của Bộ Quốc phòng tới đây là đối với các DNNN nắm cổ phần chi phối, Bộ Quốc phòng sẽ cử từ 3 - 5 người đại diện, còn lại sẽ phải cho chuyển ngành, phục viên hoặc cho thôi việc, nhưng quan điểm vẫn là sẽ thuyết phục động viên người lao động tiếp tục ở lại làm việc cho Cty cổ phần”, ông Thắng cho biết.

Đáng chú ý, theo Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, đến thời điểm này, thực hiện chủ trương CPH, hơn 1.000 xe biển đỏ trong toàn quân đã được thu hồi, hiện đang áp dụng mỗi DN chỉ còn 2 xe để phục vụ công tác.

Trả lời câu hỏi của PV Lao Động, liệu có lo ngại thất thoát trong CPH DN, ông Thắng khẳng định, tất cả các thủ tục thoái vốn của DN quân đội sẽ vẫn tuân thủ theo Luật CPH DNNN áp dụng chung cho tất cả các đối tượng DN và quan trọng nhất là đất quốc phòng sẽ không được tính vào giá trị khi CPH.

Nhóm Phóng viên Kinh tế
TIN LIÊN QUAN

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Địa phương và nhà thầu "lệch pha", dự án nâng cấp QL19 qua Bình Định ì ạch

Xuân Nhàn |

Hạn hoàn thành (31.10.2024) tới gần, gói thầu XL-01 Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (QL19), đoạn qua huyện Tây Sơn, Bình Định vẫn ngổn ngang do thiếu tiếng nói chung giữa chính quyền địa phương và nhà thầu.

Miễn học phí, điểm tựa cho học sinh vùng bão lũ Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quyết định miễn giảm 100% học phí cho học sinh của tỉnh Quảng Ninh là niềm vui lớn cho hàng nghìn gia đình.