Sợi nylon của Việt Nam “dính án” điều tra chống bán phá giá từ Ấn Độ

L.N |

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), Tổng vụ Chống bán phá giá và chống trợ cấp (DGAD)- thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ vừa ra thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm sợi nylon Filament Yarn (Multi Filament) nhập khẩu từ liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam.

Trước đó, ngày 15.6.2017, DGAD thông báo đã nhận được đơn kiện của ngành sản xuất nội địa đề nghị điều tra chống bán phá giá sản phẩm nêu trên.

Theo đó, sản phẩm bị điều tra: Sợi nylon Filament Yarn (Multi Filament), bao gồm tất cả các sản phẩm sợi có mã HS: 5402; ngoại trừ mã HS: 5402.10 (high tenacity yarn of nylon). Giai đoạn điều tra gồm: Giai đoạn điều tra bán phá giá từ tháng 10.2015 đến tháng 3.2017 (18 tháng); Giai đoạn điều tra thiệt hại từ 2013-2016 và giai đoạn điều tra phá giá.

Nguyên đơn là Công ty TNHH JCT, Công ty TNHH Gujarat Polyfilms, Công ty TNHH Hóa chất và phân bón bang Gujarat; Công ty TNHH Prafful Overseas & AYM Syntex (trước đây là Welspun Syntex). Ngoài ra có 5 công ty khác cũng ủng hộ đơn kiện.

Nguyên đơn cáo buộc rằng sản phẩm bị điều tra được xuất khẩu sang Ấn Độ với giá thấp hơn giá trị thông thường và việc bán phá giá này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất Ấn Độ thể hiện ở khả năng sinh lời thấp, sự suy giảm lợi nhuận trên vốn đầu tư, sụt giảm dòng tiền mặt, suy giảm hiệu suất, giảm thị phần….

Đồng thời, Cơ quan điều tra nhận thấy có đủ bằng chứng chứng minh việc bán phá giá, thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá và thiệt hại đó, do đó đã khởi xướng cuộc điều tra chống bán phá giá để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của việc bán phá giá và xác định mức thuế chống bán phá giá đủ để loại bỏ thiệt hại.

Theo quy trình điều tra chống bán phá giá của Ấn Độ, các bên liên quan có thời hạn 2 tuần kể từ ngày thông báo khởi xướng điều tra để đăng ký làm bên liên quan và có thời hạn 40 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng để: nộp thông tin liên quan tới vụ việc; nộp đơn yêu cầu điều trần tới cơ quan điều tra; nộp bản bình luận và bản trả lời câu hỏi đến Cơ quan điều tra.

Đây là vụ kiện chống bán phá giá thứ 11 của Ấn Độ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và là vụ kiện chống bán phá giá thứ 3 của Ấn Độ với sản phẩm sợi của Việt Nam (hai vụ việc trước đây vào năm 2016 và 2008). 

L.N
TIN LIÊN QUAN

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Lý do bà chủ Xuyên Việt Oil chiếm dụng được 219 tỉ đồng

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị cáo buộc không nộp 219 tỉ đồng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho Nhà nước.

Nhiều mặt hàng tỉ USD của Việt Nam băng băng sang đất Mỹ

Cường Ngô |

Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt 87,7 tỉ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam tăng xả lũ gấp đôi, mở 3 cửa

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Hồ Thủy điện Trị An tiếp tục xả lũ qua đập tràn với lưu lượng tăng từ 320m3/giây đến 480m3/giây vào ngày mai 24.9.