Tài chính thông minh: Độ tuổi nào nên dạy con đầu tư?

Đức Mạnh |

Dạy con về tiền bạc là điều cần thiết, tuy nhiên nhiều cha mẹ vẫn lúng túng chưa biết bắt đầu từ đâu. Chuyên gia tài chính thông minh sẽ chia sẻ cụ thể về phương pháp theo từng độ tuổi trong bài viết sau đây.

Từ 3 - 5 tuổi: Nhận biết đồng tiền

Theo chuyên gia tài chính thông minh tài chính thông minh, ngay từ 3 tuổi chúng ta đã có thể dạy con nhận biết về tiền. "Tờ này là 10.000 đồng, tờ kia là 50.000 đồng. Mình dùng tiền này để mua sữa, mua đồ chơi cho con".

Khi đến quầy thanh toán, cha mẹ có thể chỉ con: "Cái xe này giá 100.000 đồng, mình trả cho cô bằng tờ 100.000 đồng này nhé".

Đồng thời, cha mẹ nên dạy con về giá trị của đồng tiền: tiền do lao động, làm việc mà ra. Hằng ngày, mẹ phải đi làm mới có tiền để mua thứ này thứ kia. Nhiều trẻ được nuông chiều quá mức sẽ nghĩ rằng tiền của ba mẹ là vô hạn, rất dễ kiếm và dễ tiêu.

Từ 6 - 10 tuổi: Kiếm tiền và tiết kiệm

Ở thời điểm này, con có thể học về tiết kiệm tiền. Giữ tiền trong heo đất sẽ tạo sự hồi hộp về số tiền khi khui heo. Để tiền trong hũ thuỷ tinh sẽ giúp con thấy rõ tiền lích luỹ và tăng lên. Từ đó con sẽ thích thú và mong muốn tiết kiệm hơn.

Thi thoảng có thể để con dùng tiền từ heo đất để mua đồ mình muốn. Nếu không đủ tiền, cha mẹ có thể góp chung. Nhờ đó, con sẽ biết đâu là tiền của mình, của cha mẹ cho và biết quý trọng đồng tiền hơn.

Cha mẹ cũng nên dạy con về sự đánh đổi. "Nếu con mua đồ chơi này thì sẽ không đi ăn gà rán nữa". Con cần cân đo sự quan trọng của các món đồ để ra quyết định và đừng quên hỏi lại con đã cân nhắc kỹ chưa.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể dạy con kiếm tiền bằng phụ việc nhà. Tuy nhiên cần phân biệt rõ những việc thuộc trách nghiệm của con - không thưởng tiền và những việc không thuộc trách nghiệm của con (như dọn vườn nhổ cỏ...) thì có thể thưởng điểm và đổi thành tiền.

 
Theo các chuyên gia tài chính thông minh, tiền sẽ là công cụ giáo dục hiệu quả nếu cha mẹ biết sử dụng chúng. Ảnh: Shutterstock

Từ 11 - 15 tuổi: Cân đối thu chi, tiền ra tiền vào

Độ tuổi này, con cần phân biệt giữa cần và muốn. "Con không đủ tiền để mua mọi thứ trên đời. Đồng phục, sách vở, đồ ăn trưa... là những thứ cần ưu tiên tước. Còn đồ chơi thì không phải, mình chưa ưu tiên lúc này".

Hãy cùng con lập ngân sách, quản lý tài chính thông minh. Có thể dẫn con ra ngân hàng mở sổ tiết kiệm, ba mẹ đứng tên giúp. Dạy con tiền nên sinh ra tiền và ngân hàng là một công cụ đầu tư, sinh tiền cơ bản nhất.

Bạn cũng đừng quên dạy con biết cho đi, làm từ thiện, hướng về điều tốt đẹp. Tiền cho từ thiện nên là tiền do con làm ra hoặc tiết kiệm được. Dạy con cảm thông với người khác bởi hạnh phúc là sự cho đi.

Từ 16 -18 tuổi: Học cách đầu tư, tiền sinh ra tiền

Khi lớn hơn, con sẽ đủ nhận thức để hiểu về 4 nhóm nghề nghiệp: làm công, làm tự do, làm chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Điều này sẽ tạo tiền đề để cha mẹ dạy con hiệu quả của lãi suất kép. Ngay khi con bắt đầu làm ra tiền thì cần học cách tiết kiệm. Sau khi nhận được tháng lương đầu tiên, con hãy trích ngay 10% để giữ lại. Tiết kiệm hàng năm và đầu tư số tiền này, sau một thời gian, lãi suất kép sẽ giúp con có một số tiền lớn.

Đồng thời, cha mẹ nên dạy con về các kênh đầu tư đơn giản như bất động sản, cổ phiếu, vàng... Con cần nghiên cứu kỹ để chọn cho đúng.

Khi đã hiểu những điều trên, bạn hãy dạy con về nguyên tắc rủi ro, rằng sẽ không có một bữa trưa miễn phí.

Dạy con chơi với bạn công bằng, không lợi dụng nhau về tiền bạc, và cũng không để bạn lợi dụng. Dạy con về giá trị của con người, không theo đuổi những vật chất phù phiếm.

Hãy cố gắng dạy con, tiền bạc cực kỳ quan trọng nhưng chỉ là phương tiện chứ không phải mục tiêu. Mục tiêu là những gì mà tiền đem lại cho cuộc sống, là hạnh phúc và là những giá trị con đóng góp cho cuộc đời.

Nội dung bài viết tham khảo từ cuốn sách Tài chính cá nhân dành cho người Việt Nam của tác giả Lâm Minh Chánh.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chuỗi video được phát sóng đều đặn trên laodong.vn với sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường Đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư. Độc giả/khán giả có thể xem thêm tại đây.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Cái giá của việc “cách ly” con với tiền bạc

Đức Mạnh |

Không dạy con về tiền từ bây giờ, khi trưởng thành, trẻ sẽ mất thời gian lo lắng về tiền và thậm chí nhận những bài học đắt giá. Phụ huynh cần học cách nói chuyện với con về quản lý tài chính thông minh và trở thành tấm gương cho trẻ noi theo.

Tài chính thông minh: Trả hết nợ xong thì nên làm gì?

Đức Mạnh |

Trả hết nợ là một cảm giác tuyệt vời nhưng sau đó nên làm gì? 6 lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn quản lý tài chính thông minh, tránh tái nợ trong tương lai.

Tài chính thông minh: 5 thứ có thể mạnh tay đầu tư mà ít lo về tiền

Đức Mạnh |

Ưu tiên đồ rẻ không phải lúc nào cũng là quyết định tài chính thông minh. Dưới đây là 5 điều trong cuộc sống mà bạn có thể đầu tư mà ít phải lo nghĩ về ví tiền.

Thích ứng để sống chung với mưa lũ

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Hơn 10 năm nay, người dân xã Tân Hóa không cần chạy “trốn” lũ bởi đã có nhà phao tại chỗ, giúp bà con an toàn, sống chung với mùa mưa lũ.

Trực tiếp bóng chuyền Hóa chất Đức Giang Lào Cai vs Kuanysh VC

MINH PHONG |

Trực tiếp trận đấu Hóa chất Đức Giang Lào Cai và Kuanysh VC tại giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ châu Á, diễn ra lúc 10h00 hôm nay (22.9).

Hezbollah tấn công căn cứ quân sự Israel

Thanh Hà |

Lực lượng Hezbollah ở Lebanon tuyên bố đã bắn một loạt tên lửa vào một căn cứ quân sự sâu bên trong Israel vào sáng sớm 22.9.

Rừng Xích Tùng cổ ở Yên Tử mất thêm 4 “cụ” hơn 700 tuổi

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Siêu bão Yagi đã làm gẫy, đổ 4 cây Xích Tùng cổ trong rừng Xích Tùng hơn 700 tuổi cực kỳ quý hiếm trên non thiêng Yên Tử.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hòa Bình, Đắk Nông, Bộ Tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Cảnh cáo Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, kỷ luật 4 cán bộ ở Đắk Nông... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (16.9-21.9).