Tâm tư của doanh nghiệp gỗ sắp dời khỏi khu công nghiệp lâu đời ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai (đường số 2, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, TP Biên Hòa) có 129 lao động, thuộc diện di dời giai đoạn 2 (trước tháng 12.2025) theo Đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành Khu đô thị thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, đến nay, chính sách hỗ trợ di dời chi tiết vẫn chưa có nên khiến doanh nghiệp không dám nhận thêm đơn hàng để sản xuất dù được chào mời.

Doanh thu đều đặn 200.000 USD/tháng vẫn phải ngừng nhận đơn hàng

Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai có tổng diện tích hơn 19.000m2 (diện tích nhà xưởng 8.000m2), có 129 người lao động, thuộc diện di dời giai đoạn 2, trước tháng 12.2025.

Ông Phan Gia Long – Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai “tâm tư” với phóng viên báo Lao Động. Ảnh: HAC
Ông Phan Gia Long – Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai chia sẻ tâm tư với phóng viên Báo Lao Động. Ảnh: HAC

Ông Phan Gia Long – Giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai cho biết, công ty chuyên sản xuất hàng mộc (chủ yếu là thớt gỗ), thị trường chủ yếu là xuất khẩu đi châu Âu. Tuy nhiên, do thị trường nhỏ không mở rộng được, tỉ suất lợi nhuận rất thấp, doanh thu chỉ 7-8% nên chỉ phát triển “cầm chừng”. Những năm gần đây, công ty lại gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 và tình hình giảm đơn hàng do xung đột ở một số nước châu Âu khiến nguồn quỹ phát triển sản xuất của doanh nghiệp bị bào mòn dần, đến nay không còn khả năng di dời để tái sản xuất.

Theo ông Long, trong thời gian chờ di dời thì công ty vẫn hoạt động sản xuất vì vẫn có đơn hàng, đồng thời cũng giúp người lao động có việc làm, có thu nhập. “Công ty chúng tôi hiện nay đã có đơn hàng tới tháng 6.2025, nhưng từ tháng 7.2025 trở đi, chúng tôi đã không dám nhận đơn hàng nữa” – ông Long nói.

Theo ông Long, hiện nay chưa có chính sách cụ thể về việc hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động di dời. Theo thông báo tới quý 2/2024 sẽ có chính sách cho các doanh nghiệp di dời, nhưng đến nay vẫn chưa có, trong khi hiện nay công ty vẫn đang có việc làm đều đặn, một tháng bình quân, công ty xuất khẩu từ 4-6 container hàng, doanh thu trên 200.000 USD và xuất trực tiếp tới các nhà tiêu thụ ở châu Âu.

“Chúng tôi thống nhất chủ trương di dời, nhưng mong muốn của doanh nghiệp là được tiếp tục sản xuất đến khi Nhà nước tiến hành di dời, chứ để khoảng thời gian trống không sản xuất ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập của người lao động. Doanh nghiệp cũng mất đi nguồn thu nhập” – ông Long chia sẻ.

Công ty sắp giải thể, 129 công nhân đi về đâu?

Cũng theo ông Long, sau khi thực hiện di dời, doanh nghiệp sẽ không tới vị trí mới mà tiến hành giải thể công ty do không còn vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng mới, nguồn vốn tái đầu tư sản xuất. Các loại máy móc sau khi tháo dỡ ra chỉ bán “sắt vụn”, chứ không di dời, thu hồi được, vì các máy bào, cưa, xẻ gỗ gỡ lên bị vênh không còn độ chính xác...

Người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai ở Khu công nghiệp Biên Hòa 1. Ảnh: HAC
Người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai ở Khu công nghiệp Biên Hòa 1. Ảnh: HAC

Tuy nhiên, điều ông Long lo lắng là số lao động sau khi công ty giải thể. Trong số 129 lao động của công ty thì lao động có độ tuổi từ 50-60 tuổi là 60 lao động - đây đều là công nhân có tay nghề của công ty. Hiện nay, người lao động của công ty cũng đang rất “tâm tư”. Người lao động chia sẻ, ngoài các chính sách theo luật thì tỉnh Đồng Nai cũng cần có thêm chính sách để hỗ trợ người lao động bảo đảm cuộc sống trong thời gian tìm việc làm hoặc trong thời gian học nghề chuyển đổi công việc, sau khi công ty di dời khỏi khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Bà Lưu Thị Kim Hương (56 tuổi, ngụ phường Bình Đa, TP Biên Hòa) đã có hơn 20 năm làm tại Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Đồng Nai cho biết, việc công ty sắp di dời khiến bà rất lo lắng vì sẽ mất đi nguồn thu nhập ổn định, trong khi đã lớn tuổi. Do đó, bà Hương cũng mong muốn được Nhà nước hỗ trợ thêm các chính sách để tìm việc làm mới…

Ông Nông Văn Dũng – Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết, đã gửi phiếu khảo sát đối với người lao động làm việc ở các doanh nghiệp trên địa bàn Khu công nghiệp Biên Hòa 1. Căn cứ theo phiếu khảo sát, Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh Đồng Nai sẽ đề xuất chính sách mới của tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ người lao động.

Ngoài ra, các chính sách của Luật Lao động và các chính sách hiện nay đang được Nhà nước khuyến khích hỗ trợ thì vẫn áp dụng, như hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ học nghề…

Khu công nghiệp Biên Hòa 1 là khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam được thành lập từ năm 1963 với tên gọi Khu kỹ nghệ Biên Hòa. Sau năm 1975, Khu kỹ nghệ Biên Hòa đổi tên thành Khu công nghiệp Biên Hòa 1.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Tâm sự của công nhân sắp di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Có 14 doanh nghiệp phải di dời các nhà máy, xí nghiệp trước tháng 12.2024 theo Đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành Khu đô thị thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường. Thời điểm di dời chỉ còn vài tháng nữa, nhiều người lao động đang rất lo lắng vì đến nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ chi tiết.

7 doanh nghiệp đầu tiên di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 17.6, theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, đã có 7 doanh nghiệp tiến hành di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam theo đề án chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1, TP Biên Hòa.

Giám đốc Sở KHĐT Đồng Nai nói về đề án di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, đề án di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đang được xây dựng khung chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giao cho các cơ quan liên quan triển khai.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Dự báo vùng ảnh hưởng của áp thấp gần Biển Đông

Khánh Minh |

Ngày 7.10, áp thấp gần Biển Đông được dự báo di chuyển theo hướng tây, ảnh hưởng đến nhiều khu vực.

Đồng đội cũ kể về "Anh trai vượt ngàn chông gai" Hồng Sơn

MI LAN - HOÀNG HUÊ |

CEO Triệu Quang Hà chia sẻ, đồng đội cũ của mình là Nguyễn Hồng Sơn đã thay đổi hoàn toàn khi tham dự show "Anh trai vượt ngàn chông gai".

Tâm sự của công nhân sắp di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Có 14 doanh nghiệp phải di dời các nhà máy, xí nghiệp trước tháng 12.2024 theo Đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành Khu đô thị thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường. Thời điểm di dời chỉ còn vài tháng nữa, nhiều người lao động đang rất lo lắng vì đến nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ chi tiết.

7 doanh nghiệp đầu tiên di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 17.6, theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, đã có 7 doanh nghiệp tiến hành di dời khỏi khu công nghiệp lâu đời nhất Việt Nam theo đề án chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1, TP Biên Hòa.

Giám đốc Sở KHĐT Đồng Nai nói về đề án di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Hữu Nguyên - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, đề án di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đang được xây dựng khung chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động, đồng thời giao cho các cơ quan liên quan triển khai.