Tạo dựng khung pháp lý đầy đủ cho việc bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

Ái Vân |

Việc ban hành Nghị quyết sẽ tạo dựng một khung pháp lý đầy đủ và có hiệu quả hơn nữa cho việc bảo hộ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư EU tại Việt Nam cũng như nhà đầu tư Việt Nam tại các nước thành viên EU.

Ngày 1.6, tại phiên họp 45, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EVIPA). 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đối với hệ thống pháp luật, các quy định của Nghị quyết đảm bảo tính ổn định của hệ thống pháp luật Việt Nam, không yêu cầu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan như Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Luật Trọng tài thương mại...

Việc ban hành Nghị quyết sẽ tạo dựng một khung pháp lý đầy đủ và có hiệu quả hơn nữa cho việc bảo hộ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư EU tại Việt Nam cũng như nhà đầu tư Việt Nam tại các nước thành viên EU.

Đồng thời góp phần củng cố niềm tin của các doanh nghiệp vào quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục cải thiện và nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, kinh doanh.

Thảo luận tại phiên họp, ý kiến các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ trong thời gian ngắn đã khẩn trương, nghiên cứu đề xuất dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định EVIPA.

Điều này khẳng định quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc sớm triển khai các cam kết của EVIPA; đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu và các nước thành viên.

Về cơ bản hồ sơ dự thảo Nghị quyết bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh, đa số ý kiến tán thành với việc Nghị quyết này chỉ khẳng định việc Quốc hội Việt Nam phê chuẩn điều khoản công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA mà không phải quy định về một cơ chế mới để thi hành phán quyết.

Đa số ý kiến của Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cho rằng dự thảo Nghị quyết cần xác định nguyên tắc về quyền của Tòa án Việt Nam trong việc áp dụng pháp luật về công nhận và cho thi hành phán quyết chung thẩm của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định EVIPA tại Việt Nam trong trường hợp bị đơn là Nhà nước Việt Nam, nguyên đơn là nhà đầu tư của EU hoặc nhà đầu tư của các thành viên EU; và trường hợp bị đơn là EU hoặc các nước thành viên EU có tài sản tại Việt Nam và nguyên đơn là Nhà nước Việt Nam.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Chính phủ phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, các cơ quan hữu quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến để hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị quyết để trình Quốc hội trong Kỳ họp thứ 9.

Ái Vân
TIN LIÊN QUAN

EVFTA sẽ đóng góp về tăng trưởng của Việt Nam

Đặng Chung - Cương Ngô |

Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với Đại biểu Phùng Văn Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về những cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi thực thi EVFTA.

EVFTA: Tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Ngày 20.5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã báo cáo Quốc hội về các vấn đề của Hiệp định EVFTA. Dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua hiệp định trong kỳ họp thứ 9. Sự kiện này được xem là “cú hích” quan trọng để giúp Việt Nam phục hồi kinh tế hậu COVID-19, đem lại cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

"Hiệp định EVFTA như mở ra một con đường cao tốc nhưng không miễn phí"

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, Hiệp định EVFTA như mở ra con đường cao tốc hội nhập với Liên minh châu Âu song con đường này không phải là miễn phí.

Đề xuất nghỉ học thứ Bảy: Liệu có giảm áp lực?

ANH ĐỨC |

Nhiều địa phương đã triển khai hoặc lấy ý kiến việc cho học sinh nghỉ học thứ Bảy, tức chỉ học 5 ngày/tuần.

Phụ huynh bức xúc vì cô giáo xin hỗ trợ laptop

Chân Phúc |

TPHCM - Một giáo viên chủ nhiệm xin lớp hỗ trợ laptop, không được 100% phụ huynh đồng ý, nên cô có ứng xử không phù hợp khiến phụ huynh bức xúc.

Công an vào cuộc xác minh vụ phụ huynh bức xúc các khoản thu

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Thị xã Nghi Sơn đã giao cơ quan công an và phòng giáo dục xác minh, làm rõ vụ việc phụ huynh bức xúc, “sợ hãi” về các khoản thu đầu năm học.

Thời gian xuất hiện không khí lạnh, xua tan nắng nóng

NHÓM PV |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết, dự báo không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt trong những ngày đầu tháng 10 giảm nhanh.

Tỷ giá đồng Yên đột ngột giảm sau khi tăng chạm đỉnh

Huyền Mai |

Sau khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc bầu chọn Thủ tướng Nhật Bản, tỷ giá đồng Yên bất ngờ sụt giảm.

EVFTA sẽ đóng góp về tăng trưởng của Việt Nam

Đặng Chung - Cương Ngô |

Báo Lao Động có cuộc trò chuyện với Đại biểu Phùng Văn Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về những cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với Việt Nam khi thực thi EVFTA.

EVFTA: Tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Ngày 20.5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã báo cáo Quốc hội về các vấn đề của Hiệp định EVFTA. Dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến và thông qua hiệp định trong kỳ họp thứ 9. Sự kiện này được xem là “cú hích” quan trọng để giúp Việt Nam phục hồi kinh tế hậu COVID-19, đem lại cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

"Hiệp định EVFTA như mở ra một con đường cao tốc nhưng không miễn phí"

VƯƠNG NGUYÊN CHUNG |

Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, Hiệp định EVFTA như mở ra con đường cao tốc hội nhập với Liên minh châu Âu song con đường này không phải là miễn phí.