Thoái vốn tại DXD, Tổng công ty Mỏ Việt Bắc mập mờ công bố thông tin

Tùng Thư |

Trong quá trình thoái vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng VVMI (mã chứng khoán DXD), Tổng công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc (mã chứng khoán MVB, HNX) đã không công bố đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật.

Như Lao Động đã thông tin, ngay sau khi Tổng công ty Mỏ Việt Bắc thoái 51% vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng VVMI (mã chứng khoán DXD), DXD đã triệu tập Đại hội cổ đông bất thường, trong đó đáng chú ý nhất là việc dự kiến sửa đổi Điều lệ chú trọng kinh doanh bất động sản và dự kiến biểu quyết hủy tư cách công ty đại chúng của Công ty tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Vi phạm nguyên tắc chuyển nhượng vốn?

Tổng công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc - MVB (công ty mẹ của DXD) là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). MVB là doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước chiếm 98,19% do Vinacomin nắm giữ.

Trao đổi với Lao Động, Luật sư Nguyễn Đức Hùng nhận định, MVB là đối tượng phải tuân thủ quy định tại Nghị định 140/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 126/2017/NĐ-CP, Nghị định 91/2015/NĐ-CP, Nghị định 32/2018/NĐ-CP.

Theo đó, khi thoái vốn Nhà nước tại các công ty cổ phần, phải thực hiện công bố thông tin tối thiểu 20 ngày trước khi chuyển nhượng vốn. Cụ thể, tại Điểm a Khoản 19 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP đã quy định: “Thời hạn Sở Giao dịch chứng khoán công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày trước ngày chuyển nhượng vốn”.

Theo thông tin được đăng tải trên HNX, ngày 1.7.2021 MVB đăng ký bán cổ phần tại DXD, ngày 13.7.2021, đã hoàn tất thoái vốn tại DXD. Như vậy, theo quy định là chưa đủ thời hạn tối thiểu Sở Giao dịch chứng khoán công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Nghị định 140/2020/NĐ-CP quy định “việc chuyển nhượng vốn tại công ty cổ phần đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các phương thức giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch của thị trường chứng khoán (sau đây gọi là sàn giao dịch chứng khoán) do Sở Giao dịch chứng khoán tổ chức phải có Bản công bố thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ”.

Tuy nhiên, trên cả website của Công ty và cổng thông tin của HNX, MVB chỉ công bố Nghị quyết HĐQT về phương thức chuyển nhượng vốn ngày 23.6.2021 chứ chưa có bản công bố thông tin về việc chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật.

“Việc đưa ra các quy định trên nhằm bảo đảm theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, thu hồi vốn Nhà nước ở mức cao nhất, hạn chế tối đa tổn thất đầu tư trong chuyển nhượng vốn. Tuy nhiên việc không đưa ra thông báo đã vi phạm nguyên tắc chuyển nhượng vốn”, Luật sư Nguyễn Đức Hùng khẳng định.

Bỏ 10,1 tỉ đồng - kiểm soát công ty hàng nghìn m2 đất vàng

Tiền thân của DXD là Xí nghiệp xây lắp Đông Anh, sau này là Xí nghiệp xây dựng công nghiệp và dân dụng Hà Nội. Tại thời điểm niêm yết trên sàn UPCOM vào năm 2020, DXD có vốn điều lệ 10,19 tỉ đồng và có 2 cổ đông lớn là MVB nắm giữ 51% vốn và ông Lê Trung, trú tại ngõ Yên Linh, phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội nắm giữ 8% vốn điều lệ.

Mặc dù chỉ sở hữu vốn điều lệ khiêm tốn nhưng DXD nổi tiếng vì quản lý và sử dụng 4.074 m2 đất mặt đường tại Thị trấn Đông Anh - Hà Nội, khu vực liên tiếp đón những cơn “sốt đất” khác nhau trong vài năm gần đây.

Khoảng tháng 3 năm 2021, ngay sau khi có thông tin Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được công bố, giá đất Đông Anh lại tăng phi mã. Đến thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thị trường bất động sản tại đây bắt đầu trầm lắng.

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV, ở Tổ 20, 21 Thị trấn Đông Anh (khu vực DXD đặt trụ sở  1.504 m2 và kho xưởng 2.570 m2) đất mặt đường đang được rao bán dao động trong khoảng 30-70 triệu đồng/m2.

Trước đó, vào ngày 13.7, Tổng công ty Mỏ Việt Bắc (mã chứng khoán MVB) đã thoái toàn bộ 51% vốn tại DXD theo phương thức khớp lệnh trên sàn UPCOM, thu về 10,1 tỉ đồng.  3 cá nhân chi hơn 10 tỉ để kiểm soát DXD là các ông/bà Nguyễn Ngọc Tú, Vũ Văn Thái và Trần Thị Huệ.

Tùng Thư
TIN LIÊN QUAN

Tổng công ty đầu tiên của ngành than niêm yết đang làm ăn ra sao?

Tùng Thư |

Mặc dù quy mô doanh thu tương đối ổn định nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp của Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc (HNX:MVB) trong năm 2020 lại đột ngột tăng cao. MVB hiện do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sở hữu 98% vốn.

Áp thấp nhiệt đới kết hợp nhiều hình thế nguy hiểm

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, dải hội tụ nhiệt đới nối với áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa tây nam đang gây thời tiết mưa dông gió mạnh trên biển.

10 tỉ đồng nhóm cựu lãnh đạo Bắc Ninh nhận từ 2 doanh nghiệp

Việt Dũng |

Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh, nguyên lãnh đạo sở của Bắc Ninh bị cáo buộc tạo điều kiện cho AIC, Sông Hồng trúng 6 gói thầu, nhận cảm ơn chục tỉ đồng.

Hà Nội có hơn 40 cầu yếu không đảm bảo lưu thông

Minh Hạnh |

Theo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, hiện toàn thành phố vẫn còn hơn 40 cây cầu không bảo đảm điều kiện lưu thông.

Đường dây 500kV mạch 3 có bị ảnh hưởng bởi bão số 3?

Anh Tuấn |

Theo EVNNPT, đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) không bị ảnh hưởng, hư hỏng bởi bão số 3.

Đường 1.300 tỉ ở Hà Nội đạt 95% khối lượng rồi "đắp chiếu"

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đạt 95% khối lượng và nhận đủ mặt bằng thi công song đoạn vành đai 2,1km, vốn 1.300 tỉ đồng vẫn chưa hẹn ngày về đích.

Không phát hiện thi thể trong xe đầu kéo vụ sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Các cơ quan chức năng không phát hiện thấy có nạn nhân nào trong chiếc xe đầu kéo đang mắc kẹt ở vị trí cách cầu Phong Châu gần 100m.

Khách Tây xắn tay dọn dẹp đường phố Hà Nội sau bão Yagi

Nguyễn Đạt |

Khi hậu quả của bão số 3 Yagi còn hiện hữu, chương trình tình nguyện dọn dẹp đường phố Hà Nội thu hút sự tham gia của du khách quốc tế và người dân.