Tiền các ngân hàng vẫn chảy đều vào kinh doanh bất động sản

Minh Ánh |

Từ báo cáo tài chính quý III/2023 của một số ngân hàng công bố cho thấy, dư nợ tín dụng trong hoạt động kinh doanh bất động sản vẫn gia tăng mạnh.

Dư nợ tín dụng các ngân hàng vẫn chảy vào kinh doanh bất động sản

Tính đến ngày 27.10, đã có 14 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý III/2023, gồm: HDBank, Techcombank, ACB, VPBank, MSB, TPBank, LPBank, BacABank, Saigonbank, PGBank, BVBank, BaoVietbank, NCB.

Xét về phần tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản cho thấy, tiền vẫn âm thầm đổ vào bất động sản dù thị trường này ảm đạm.

Tại "ông lớn" Techcombank, báo cáo cho thấy tính đến cuối tháng 9, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tăng 47,2%, đạt 160.237 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 34,63% tổng dư nợ tín dụng. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, con số này chỉ dừng ở mức 26,4%.

Tại VPBank, tín dụng kinh doanh bất động sản tới cuối tháng 9 tăng 45%, ghi nhận ở mức 98.192 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 18,83% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Trong khi cho vay cá nhân mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất mua nhà ở chỉ tăng 6,6%, tỉ trọng giảm so với trước.

Một số ngân hàng khác có ghi nhận mức tăng nhưng nhẹ hơn, như tại MSB, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản và cơ sở hạ tầng tăng từ mốc 10.386 tỉ đồng (lên 12.455 tỉ đồng, chiếm 8,82% tổng dư nợ tín dụng. Tại ngân hàng này, dư nợ cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất, với 28,5% so với tổng dư nợ tín dụng.

Tại HDBank, nếu như dư nợ tín dụng bất động sản của ngân hàng tính đến 31.12.2022 đạt mức xấp xỉ 21.000 tỉ đồng, thì qua 9 tháng đầu năm 2023, con số này tăng lên xấp xỉ 35.700 tỉ đồng.

TPBank ở quý III này cũng thống kê mức tăng dư nợ kinh doanh bất động sản từ mốc 10.165 tỉ đồng (ghi nhận đến thời điểm 31.12.2022) lên 13.640 tỉ đồng (ghi nhận đến thời điểm 30.9.2023).

Lý do dư nợ tín dụng bất động sản tăng

Trong báo cáo thị trường bất động sản quý III, Bộ Xây dựng dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 31.8.2023 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 986.477 tỉ đồng.

Trước đó, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tính đến cuối năm 2022 đạt khoảng 800.000 tỉ đồng. Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2023, các ngân hàng đã bơm thêm gần 186.500 tỉ đồng cho hoạt động kinh doanh bất động sản.

Còn theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm chỉ đạt 5,57%, tương đương quy mô tăng thêm là gần 663.900 tỉ đồng. Như vậy, hơn 28% tổng quy mô tín dụng tăng thêm trong 8 tháng đầu năm được đóng góp bởi lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Tại Diễn đàn Bất động sản mùa thu lần thứ nhất diễn ra cuối tháng 9.2023, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và nhiều chuyên gia nhận định bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất.

Theo ông Lực, thị trường bất động sản hiện nay đã phục hồi bằng 20-30% so với thời điểm hoàng kim 2021, tất cả nhờ các chính sách giảm lãi suất, hoãn thuế, giảm phí,... được tung ra hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân, ngoài ra còn có các chính sách như cơ cấu nợ, gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội,...

Dự báo về thị trường, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên Học viện Tài chính - cho biết thị trường sẽ thay đổi tương đối rõ rệt từ cuối quý I và đầu quý II/2024 khi nguồn cung nhà ở xã hội được bán ra nhiều hơn.

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Thị trường bất động sản dự báo khó có đột biến trong nửa đầu năm 2024

Hương Nguyễn (thực hiện) |

Khoảng 700 dự án nhà ở thương mại trên toàn quốc gặp vướng mắc về pháp lý. Số lượng dự án được tháo gỡ chỉ dưới 10%. Thêm vào đó, câu chuyện chủ đầu tư kẹt tiền, thiếu vốn, thiếu nhân sự giỏi, chính sách gỡ khó cần thời gian để thẩm thấu là các yếu tố khiến thị trường khó bật mạnh.

Lệch pha cung cầu khiến thị trường bất động sản khó hồi phục

Bảo Chương |

Thị trường bất động sản khó có thể hồi phục nhanh nếu tình trạng lệch pha cung - cầu chưa được xử lý triệt để. Để làm được điều đó, phải sớm gỡ “nút thắt” nhà giá rẻ.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thúc đẩy cho vay bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 24.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 993/CĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Nhiều tài sản công ở Quảng Ngãi bị bỏ hoang

VIÊN NGUYỄN |

Nhiều tài sản công tại Quảng Ngãi bị bỏ hoang hơn 6 năm, gây lãng phí rất lớn.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.

Người dân đi bỏ phiếu sáp nhập địa giới hành chính ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Ngày 22.9, tại huyện Thạch Hà và huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chính quyền tổ chức lấy ý kiến người dân thông qua việc đi bỏ phiếu để sáp nhập địa giới hành chính.

Thị trường bất động sản dự báo khó có đột biến trong nửa đầu năm 2024

Hương Nguyễn (thực hiện) |

Khoảng 700 dự án nhà ở thương mại trên toàn quốc gặp vướng mắc về pháp lý. Số lượng dự án được tháo gỡ chỉ dưới 10%. Thêm vào đó, câu chuyện chủ đầu tư kẹt tiền, thiếu vốn, thiếu nhân sự giỏi, chính sách gỡ khó cần thời gian để thẩm thấu là các yếu tố khiến thị trường khó bật mạnh.

Lệch pha cung cầu khiến thị trường bất động sản khó hồi phục

Bảo Chương |

Thị trường bất động sản khó có thể hồi phục nhanh nếu tình trạng lệch pha cung - cầu chưa được xử lý triệt để. Để làm được điều đó, phải sớm gỡ “nút thắt” nhà giá rẻ.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thúc đẩy cho vay bất động sản

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 24.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 993/CĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.