Tiếp tục "cởi trói” để kinh tế tư nhân phát triển, là cột trụ kinh tế

Vũ Long |

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện doanh nhân phát huy sáng tạo.

Kinh tế tư nhân là động lực chính tăng trưởng kinh tế 2021

Theo TS Hoàng Đức Long - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Marketing cho biết, khu vực kinh tế tư nhân có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển năng động của nền kinh tế, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Trong thời gian qua, kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động; đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43%, trong khi khu vực kinh tế nhà nước là 28,9% và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 18% GDP.

Ông Nguyễn Quốc Điển - Ban Kinh tế Trung ương nêu ví dụ: Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã chung tay cùng các bộ, ngành và Chính phủ góp phần chống dịch hiệu quả, động thái này thể hiện sự đồng hành hiệu quả của doanh nghiệp với Chính phủ và cho thấy vai trò của kinh tế tư nhân là vô cùng quan trọng.

TS Nguyễn Thị Luyến - Phó trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp (CIEM), cũng cho rằng: Các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp quan trọng trong những giai đoạn có tính bất định như dịch bệnh COVID-19.

Tiếp tục cải cách để kinh tế tư nhân phát triển

Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư-KHĐT), tháng 1.2021 có 25.750 doanh nghiệp rút khỏi thị trường kinh doanh, tăng 36% so với cùng kỳ. Trong số này có hơn 18.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn, phần còn lại là ngừng hoạt động chờ giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể.

Mặc dù so sánh lượng doanh nghiệp giải thể tháng 1.2021 với tháng 1.2020 là khập khiễng bởi thời điểm tháng 1.2020 dịch COVID-19 chưa xuất hiện ở Việt Nam, nhưng lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh tháng 1.2021 tăng cao so với cùng kỳ cho thấy sự ảnh hưởng rộng và lâu dài của COVID-19.

Để doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, vượt qua đại dịch, cần tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tạo độ thông thoáng.

Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế - VCCI, mặc dù trong 3 năm qua Chính phủ đã nỗ lực cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục rườm rà trói buộc doanh nghiệp, làm thui chột ý chí sáng tạo của doanh nhân, nhưng thời gian qua, vẫn còn có tình trạng cải cách các điều kiện kinh doanh chưa thực chất. “Nhiều bộ, ngành đưa ra phương án cắt giảm cho có, mang tính đối phó, không thực chất” – ông Đậu Anh Tuấn nói.

Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, vẫn đang tồn tại tình trạng cắt giảm theo hình thức, không đi vào thực tế, gộp 3 điều kiện kinh doanh cụ thể làm 1 và thống kê là đã cắt giảm 2 điều kiện. Hay tình trạng chuyển điều kiện kinh doanh sang hình thức quản lý khác bằng quy chuẩn kỹ thuật hay quy định mới để giữ nguyên tinh thần xin phép, cấp phép.

Để khu vực kinh tế tư nhân có thể trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, có rất nhiều việc phải làm từ cả Nhà nước và phía doanh nghiệp. Trong đó, phải có các 'luật chơi" được xác định rõ ràng, minh bạch; hệ thống phân bổ nguồn lực của Nhà nước cần được cải cách mạnh mẽ.

Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, giải pháp cần thực hiện thời gian tới là cần thực hiện rốt ráo Nghị quyết 68 đã được Chính phủ ban hành năm 2020, trong đó đẩy mạnh cắt giảm các quy định liên quan đến kinh doanh, giảm chi phí thực hiện cho doanh nghiệp, hạn chế ban hành thông tư cấp bộ.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Tạo cơ chế thúc đẩy các tập đoàn kinh tế tư nhân vươn tầm quốc tế

Cao Nguyên |

Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang phát triển rất năng động. Để tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, ngoài việc Nhà nước có những chính sách khuyến khích, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm hỗ trợ thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, vươn tầm quốc tế, dẫn dắt doanh nghiệp nội địa.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế

Cường Ngô |

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Minh chứng là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 544 tỉ USD, thặng dư cán cân thương mại hơn 19 tỉ USD, thu hút được khoảng 168 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, kinh tế tư nhân đang trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân là động lực chính để tăng trưởng GDP bền vững

PHONG NGUYỄN |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: Đến năm 2030, là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo các chuyên gia, động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong các năm tiếp theo là nâng cao sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn

Hà Anh |

Sáng 4.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.

Đề nghị án chung thân với Trương Mỹ Lan ở giai đoạn 2

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên xét xử liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đại diện VKSND TPHCM đề nghị tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân.

Làm đường vào xã nông thôn mới sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Một tuyến đường vào xã điểm nông thôn mới kiểu mẫuĐiện Biên xuống cấp nghiêm trọng đang được sửa chữa sau phản ánh của Báo Lao Động.

Ly kỳ số phận con tàu ma trôi dạt tự do vào biển Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận - Một con tàu dạt vào bờ biển được giới trẻ tìm đến chụp ảnh. Ít ai biết con tàu này có số phận long đong, chủ sở hữu hiện đã mất liên lạc.

Israel không kích dữ dội vào thủ đô Lebanon

Thanh Hà |

Các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon vào đêm 3.10 tới sáng 4.10 nhằm vào lãnh đạo Hezbollah Hashem Safieddine.

Tạo cơ chế thúc đẩy các tập đoàn kinh tế tư nhân vươn tầm quốc tế

Cao Nguyên |

Khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đang phát triển rất năng động. Để tạo động lực phát triển cho nền kinh tế, ngoài việc Nhà nước có những chính sách khuyến khích, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm hỗ trợ thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, vươn tầm quốc tế, dẫn dắt doanh nghiệp nội địa.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế

Cường Ngô |

Lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Minh chứng là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 đạt 544 tỉ USD, thặng dư cán cân thương mại hơn 19 tỉ USD, thu hút được khoảng 168 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, kinh tế tư nhân đang trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân là động lực chính để tăng trưởng GDP bền vững

PHONG NGUYỄN |

Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trình Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu: Đến năm 2030, là nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao, có thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Theo các chuyên gia, động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng bền vững của đất nước trong các năm tiếp theo là nâng cao sức cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.