Đảm bảo an ninh lương thực trước nguy cơ khủng hoảng toàn cầu

Vũ Long |

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất được từ 41 - 43 triệu tấn lúa, 6,5 triệu tấn thịt các loại, 15 tỉ quả trứng gia cầm... không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dư 6 - 7 triệu tấn gạo để xuất khẩu. Xung đột quân sự Nga - Ukraina đang dẫn đến nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu. Bối cảnh đó buộc Việt Nam phải chủ động để ứng phó.

Nguy cơ về khủng hoảng lương thực toàn cầu

Theo Bộ NNPTNT, Ukraina và Nga chiếm 1/4 thương mại ngũ cốc toàn cầu và chiếm 1/3 xuất khẩu lúa mì và lúa mạch của thế giới. Trong đó, Ukraina là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm trên thế giới. với 55% lúa mì của Ukraina xuất khẩu đến Châu Á và 40% xuất khẩu đến Châu Phi - là nhứng quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, dược hưởng lợi quan trọng từ lúa mì của Ukraina. Cụ thể,  Indonesia, Bangladesh và Ai Cập những nước tiêu thụ lúa mì Ukraina lớn nhất. Đặc biệt, tại Bangladesh, lượng lúa mì của Nga và Ukraina chiếm đến 50% trong số lượng lượng lúa mì nhập khẩu của quốc gia này. Pakistan cũng là quốc gia nhập khẩu tới 39% lúa mì của Ukraina.

Theo Bộ NNPTNT, xung đột Nga - Ukraina đã khiến giá lúa mì, ngô và gạo trên toàn cầu tăng vọt. Cùng với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hiện tại, sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraina làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu. Giá nguyên liệu đầu vào như lúa mì, ngô… đã tăng lên khoảng 10-20%, giá phân bón tăng trên 20% trong thời gian gần đây, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho hay, trong 2 tháng đầu năm nay, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thế giới tiếp tục tăng cao so với tháng 12.2021. Trong đó, giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, khô đậu tương tăng khoảng 16%, ngô tăng khoảng 9%.

“Nguyên nhân khiến các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng giá chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ; đồng thời cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraina (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) đang tác động lớn đến giá ngô và lúa mỳ trên thị trường thế giới và Việt Nam. Từ đó, dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước Việt Nam cũng tăng theo” - ông Dương Tất Thắng nêu rõ.

Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga và Ukraina nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mì (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mì), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi và đặc biệt là phân bón (10% tổng nhập khẩu phân bón).

Cùng với giá lương thực tăng cao, giá phân bón tăng không ngừng cũng đang tác động làm tăng rủi ro về  an ninh lương thực. Trao đổi với PV Lao Động chiều 24.3, ông Phùng Hà - Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho hay: Ngay sau khi cuộc chiến Nga - Ukraina bùng nổ, giá phân đạm urê trên thị trường đã tăng 25%. Nửa đầu tháng 3.2022, giá phân bón trong nước đã tăng thêm 300-700 đồng/kg tùy loại và đây là đợt tăng giá lần thứ 3 từ đầu năm.

Chủ động các giải pháp để đảm bảo an ninh lương thực

Hiện nay, tiêu chí an ninh lương thực của Việt Nam không chỉ là vấn đề lúa gạo và hoa màu, mà bao hàm cả lương thực và thực phẩm. Trong khi đó, giá lương thực tăng, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và giá phân bón tăng đều tác động xấu đến chăn nuôi và trồng trọt, ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ NNPTNT triển khai hiệu quả Nghị quyết số 34/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. Ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ nhằm đa dạng hóa sản phẩm lương thực, thực phẩm bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong khẩu phần ăn của người dân. Trong đó, đặc biệt ưu tiên sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, giữ ổn định 3,5 triệu hécta đất trồng lúa, hàng năm sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa, làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến, dự trữ và xuất khẩu.

Phát triển rau đậu các loại với diện tích 1.2-1,3 triệu hécta và sản lượng 23-24 triệu tấn; cây ăn quả với diện tích 1.3-1,4 triệu hécta và sản lượng 16-17 triệu tấn; sản lượng thịt xẻ các loại 6-6,5 triệu tấn, sữa tươi 2,6 triệu tấn, trứng gia cầm 23 tỉ quả; sản lượng thủy sản 9-10 triệu tấn...

Đồng thời, đảm bảo khả năng tiếp cận lương thực của người dân. Nông dân sản xuất lúa ở các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn có lãi bình quân trên 35% so với giá thành sản xuất. Thu nhập của người dân nông thôn cao hơn 2 lần năm 2020. Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống lưu thông, phân phối để tăng cơ hội tiếp cận lương thực cho người dân...

Người dân được bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối, giảm tỉ trọng sử dụng gạo, tăng sử dụng thịt, sữa, trứng, cá, rau, quả các loại góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là trẻ em tuổi học đường…

* Theo Bộ NNPTNT, hiện nay, mỗi năm Việt Nam sản xuất được từ 41-43 triệu tấn thóc, không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn dư 6-7 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu, đóng góp trên 3 tỉ USD hàng năm vào nền kinh tế nông nghiệp. Không chỉ nổi bật về “điểm sáng” lúa gạo, Việt Nam đang đóng góp vào vấn đề an ninh lương thực của đất nước và toàn cầu với năng lực cung ứng sản lượng lớn thịt, trứng, sữa, trái cây... với sản lượng 6,5 triệu tấn thịt các loại, 15 tỉ quả trứng gia cầm, 2,5 triệu lít sữa...

* Theo dự báo, giá phân bón sẽ còn tiếp tục tăng khi cuộc chiến Nga - Ukraina chưa có dấu hiệu dừng lại. Lý do vì Nga chiếm vai trò quan trọng trong tổng nguồn cung phân bón trên toàn thế giới và trên 70% nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón tại Châu Âu. Vì vậy, tác động từ chiến tranh giữa Nga - Ukraina tiếp tục khiến cho giá phân bón thế giới biến động mạnh.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đảm bảo an ninh lương thực, phải giữ ổn định 3,5 triệu hecta đất lúa

Vũ Long |

Nghị quyết của Chính phủ đã yêu cầu ổn định 3,5 triệu hecta đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh.

Giá khí đốt cao ngất trời ở Châu Âu đe dọa an ninh lương thực thế giới

Nguyễn Hạnh |

Giá khí đốt "cắt cổ" đã buộc Yara - một trong những công ty mua khí đốt tự nhiên công nghiệp lớn nhất Châu Âu - giảm hoạt động.

Việt Nam đủ điều kiện tập trung tăng chất lượng an ninh lương thực

Vũ Long |

Việt Nam xếp top đầu Đông Nam Á về an ninh lương thực và có đủ điều kiện để chuyển đổi an ninh lương thực từ “lượng” sang “chất”.

Trực tiếp bóng chuyền Hóa chất Đức Giang Lào Cai 0-2 Kuanysh VC: Set 3

MINH PHONG |

Trực tiếp trận đấu Hóa chất Đức Giang Lào Cai và Kuanysh VC tại giải bóng chuyền vô địch các câu lạc bộ châu Á, diễn ra lúc 10h00 hôm nay (22.9).

Tìm thấy thi thể bé trai 1 tuổi trong vụ lũ quét ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Sáng 22.9, lực lượng chức năng đã tìm thấy thêm thi thể nạn nhân trong vụ lũ quét kinh hoàng ở Làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên).

Hezbollah tấn công căn cứ quân sự Israel

Thanh Hà |

Lực lượng Hezbollah ở Lebanon tuyên bố đã bắn một loạt tên lửa vào một căn cứ quân sự sâu bên trong Israel vào sáng sớm 22.9.

Rừng Xích Tùng cổ ở Yên Tử mất thêm 4 “cụ” hơn 700 tuổi

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Siêu bão Yagi đã làm gẫy, đổ 4 cây Xích Tùng cổ trong rừng Xích Tùng hơn 700 tuổi cực kỳ quý hiếm trên non thiêng Yên Tử.

Kỷ luật cán bộ tuần qua ở Hòa Bình, Đắk Nông, Bộ Tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Cảnh cáo Chủ tịch UBND huyện Cao Phong, kỷ luật 4 cán bộ ở Đắk Nông... là những thông tin về kỷ luật cán bộ tuần qua (16.9-21.9).