Doanh nghiệp chuyển đổi số: "Không xem nhẹ, nhưng không cường điệu”

Cường Ngô (ghi) |

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, công cuộc chuyển đổi số càng nổi lên, trở thành nhu cầu cấp thiết và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh tế, xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Trong câu chuyện đầu xuân Tân Sửu 2021 với Báo Lao Động, ông Lê Song Ngọc - CEO Công ty CP truyền thông E-Solution Media, đồng sáng lập Cộng đồng hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (SMEs) - CSC - CEOs Supportive Community đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Không xem nhẹ chuyển đổi số nhưng không cường điệu hoá

Năm 2020 là một năm đầy thách thức với Việt Nam khi xuất hiện dịch COVID-19. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, nhiều DN đã vươn mình chuyển đổi số mạnh mẽ - điều mà trước đây họ rất đắn đo. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?

- Hoạt động chuyển đổi số của các DN SMEs hiện nay là một trong những vấn đề “quan trọng” và “được cân nhắc ưu tiên hàng đầu”. Tôi thấy rằng, các DN đã rất nỗ lực thay đổi về mặt tư duy, phương thức, cũng như đa dạng các giải pháp. COVID-19, tuy khó khăn, nhưng là bàn đạp quan trọng thúc đẩy sự “bắt buộc” thay đổi của các DN.

Các vấn đề được các DN tập trung phổ biến, như xây dựng và phát triển kênh kinh doanh trên môi trường số (hỗ trợ kênh offline) trong và sau giai đoạn 1 của dịch diễn ra; tham gia các giải pháp quản trị, quản lý trên môi trường số; và tập trung vào thay đổi tư duy số từ cấp lãnh đạo đến nhân viên, tập thích ứng nhanh và thay đổi liên tục.

Có ý kiến cho rằng, thực ra chuyển đổi số chẳng phải chuyện gì to tát, có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, như số hóa văn bản dữ liệu đầu vào mỗi ngày? Ông nghĩ thế nào?

- Đúng như vậy, hoạt động chuyển đổi số không phức tạp, đao to búa lớn như mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, DN muốn chuyển đổi số trước hết cần có tư đúng đắn về giá trị của hoạt động số hoá. Mỗi DN có đặc thù khác nhau, nếu chúng ta chưa từng chuyển đổi, thì nên bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất là xây dựng nền móng cơ bản.

Ví dụ như sử dụng Microsoft Office, chuyển đổi dữ liệu khách hàng từ sổ sách lên môi trường mạng. Nếu chúng ta chưa từng làm Digital Marketing thì bắt đầu xây dựng; chưa từng sử dụng CRM (phần mềm quản lý khách hàng) thì dùng các giải pháp đơn giản như Exel, Google Workplace, Facebook Workplace.

Với những DN đặc thù cần chuyển đổi số nhanh, nên mời chuyên gia bằng tuyển dụng các vị trí có thể set-up hoạt động chuyển đổi số hiệu quả.

Tôi không đồng tình hoàn toàn việc xem nhẹ chuyển đổi số, nhưng cũng không nên cường điệu hoá. Hãy thực tế ở mức DN cần và hướng đến các mục tiêu cốt lõi của DN mình là phù hợp.

Ông Lê Song Ngọc nói về vấn đề DN SMEs chuyển đổi số. Ảnh: P.D
Ông Lê Song Ngọc nói về vấn đề DN SMEs chuyển đổi số. Ảnh: P.D

Các thống kê cho thấy chỉ khoảng 2% DN, tập đoàn lớn đang thực hiện chuyển đổi số theo lộ trình của Chính phủ, 98% DN SMEs chẳng mấy mặn mà. Họ cho rằng, chuyển đổi số là chuyện xa vời, tốn kém trong khi gánh nặng doanh số bán hàng vẫn treo trên đầu mỗi ngày?

- Đầu tiên phải quay về với bản chất của chuyển đổi số. Có nhiều khái niệm, nhưng đối với tôi thì đây là vấn đề thuộc về phạm trù giải quyết khó khăn chung. Việc Chính phủ đề xuất một lộ trình chuyển đổi số là phù hợp và có tầm nhìn đúng đắn.

Nhưng câu chuyện của các DN SMEs là vì mục tiêu sống còn. Nếu nhìn ở góc độ của Chính phủ, đây là vấn đề lớn và cần thời gian dài để thực thi. Các DN SMEs nên quan tâm đến nhu cầu và tính cấp bách, cần thiết của hoạt động chuyển đổi số đối với việc kinh doanh, quản trị của DN mình.

Tiếp đến là về vấn đề chi phí. Một số DN SMEs thường nhìn nhận câu chuyện chuyển đổi số ở tầm vĩ mô, nên việc giải quyết rất khó khăn, phức tạp và có mức chi phí khổng lồ.

Thực ra không cần thiết như thế, phải nhìn vào vấn đề của doanh nghiệp và tận dụng nguồn tài nguyên chung, nguồn tài nguyên được hỗ trợ. Một điều ấm lòng là giai đoạn COVID-19, rất nhiều công ty SAAS (một dạng điện toán đám mây) đã chung tay tặng, hỗ trợ DN SMEs. Hãy tận dụng điều đó để giải quyết vấn đề của DN mới là quan trọng nhất.

"Không chuyển đổi số, DN sẽ chết"

Có người nói rằng, để thúc đẩy DN chuyển đổi số cần cho DN SMEs hai thứ: con cá và cái cần. Trong đó, con cá giống như mồi câu, cho họ nhìn thấy lợi ích trước mắt để sẵn sàng thay đổi. Theo ông, lợi ích mà các DN thực hiện chuyển đổi số nhận được là gì?

- Nếu nhìn theo câu chuyện của con cá và cần câu, chúng ta hãy đưa ra một phép thử như sau: Nếu như phần lớn các DN đều có chiếc cần câu tốt, họ sẽ câu được những con cá theo ý thích mà họ muốn. Họ không những câu theo ý họ muốn, mà còn câu nhanh, câu nhiều và câu cả phần của những người còn lại.

Vì vậy, ngay thời điểm này, chúng ta chưa nhìn thấy sự quan trọng của hoạt động chuyển đổi số. Tôi cho rằng, không nên xem chuyển đổi số như cái lợi trước mắt, mà hãy nhìn vào sự phát triển và hiểu rằng nếu không thay đổi chúng ta sẽ chết, và chết nhanh (đặc biệt như COVID-19 lần này).

Chuyển đổi số trong giai đoạn đặc thù này là để giải quyết bài toán chi phí, phần lớn các doanh nghiệp đều sẽ chuyển đổi số, vấn đề là nhanh hay chậm mà thôi.

Tuy nhiên, nếu đụng đến lợi ích, họ sẽ làm điều đó quyết liệt hơn, COVID-19 là phép thử mà họ buộc phải làm để giữ lại doanh thu và giúp DN tồn tại. Tôi cho rằng đó là lợi ích ngắn hạn quan trọng nhất.

Để các DN SME chuyển đổi số thành công, theo ông cần những điều kiện gì?

- Trước hết, họ phải thay đổi tận gốc tư duy và cả phương pháp tiếp cận kinh doanh theo cách kết hợp giữ online to offline (O2O). Đây là điều kiện đầu tiên mà DN có thể tiếp cận hoạt động chuyển đổi số hiệu quả.

Thứ hai là về con người, một DN chuyển đổi số, nghĩa là toàn bộ nhân sự phải quyết tâm số hoá; hẹp hơn nữa là sự lãnh đạo số của ban giám đốc công ty. Có như vậy thì các hoạt động mới được thực thi tốt.

Thứ ba là điều kiện về mặt công cụ, sản phẩm. Hoạt động chuyển đổi số lấy công nghệ làm trọng tâm, cần phải biết chọn và sử dụng hiệu quả các sản phẩm công nghệ nhầm phát triển dần doanh nghiệp của mình.

Cuối cùng là môi trường số, chúng ta cần phải được sự hỗ trợ từ Chính phủ, các tổ chức và các đối tác trong việc kết nối, giao lưu và tận dụng hoạt động số hoá thường xuyên trong bán hàng, điều đó thúc đẩy nhanh và bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia và tham gia tốt cuộc chơi chuyển đổi số.

- Cảm ơn ông!

Cường Ngô (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số, thực hiện các đột phá chiến lược để hiện đại hoá đất nước

Trà My |

Nghị quyết 52/NQ-TW của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, khát vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc chủ động, tích cực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số đã được triển khai bước đầu đạt kết quả tích cực.

Đừng để mất cơ hội chuyển đổi số thêm một lần nữa

Lê Thanh Phong |

Đại dịch COVID-19 tạo ra nhiều thảm họa, nhưng nó cũng trao cho thế giới này một cơ hội, đó là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số đi nhanh hơn ít nhất là 3 - 5 năm.

Hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp Việt chuyển đổi số trong năm 2021

Tuyết Anh |

Alibaba.com đã đánh dấu một năm hoạt động đầy năng động tại Việt Nam, với hàng loạt sáng kiến nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số, hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam vượt qua thách thức, phát triển và vươn ra toàn cầu ngay cả trong thời kỳ đại dịch.

Kinh phí công đoàn 2% đã phát huy hiệu quả hơn 60 năm qua

Nhóm phóng viên |

ĐBQH đề nghị duy trì kinh phí công đoàn 2%, nhận định nguồn kinh phí này đã phát huy hiệu quả hơn 60 năm qua trong chăm lo đời sống cho người lao động.

Diện mạo đô thị Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Đô thị Huế khi thành thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Xét xử 6 bị cáo vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 24.10, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ án sai phạm để xảy ra cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Chuyển đổi số, thực hiện các đột phá chiến lược để hiện đại hoá đất nước

Trà My |

Nghị quyết 52/NQ-TW của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ trí tuệ, tầm nhìn, bản lĩnh, khát vọng, quyết tâm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc chủ động, tích cực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số đã được triển khai bước đầu đạt kết quả tích cực.

Đừng để mất cơ hội chuyển đổi số thêm một lần nữa

Lê Thanh Phong |

Đại dịch COVID-19 tạo ra nhiều thảm họa, nhưng nó cũng trao cho thế giới này một cơ hội, đó là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số đi nhanh hơn ít nhất là 3 - 5 năm.

Hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp Việt chuyển đổi số trong năm 2021

Tuyết Anh |

Alibaba.com đã đánh dấu một năm hoạt động đầy năng động tại Việt Nam, với hàng loạt sáng kiến nhằm đẩy nhanh chuyển đổi số, hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam vượt qua thách thức, phát triển và vươn ra toàn cầu ngay cả trong thời kỳ đại dịch.