Quy hoạch để Đồng bằng sông Cửu Long bật tăng mọi nguồn lực

Vũ Long |

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho khu vực này

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long 10 năm tới

Chiều 23.11, tại buổi họp báo về hội nghị tham vấn “Dự thảo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Trần Quốc Phương nhấn mạnh:

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng và liên tỉnh trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2050 trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước.

Quy hoạch này cũng đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề mất cân đối chính trong phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), bao gồm: Việc cân đối an ninh lương thực và đất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu; việc chuyển đổi kết cấu hạ tầng để phù hợp với chuyển đổi mô hình phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chiều tối 23.11, Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin về Dự thảo Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Vũ Long
Chiều tối 23.11, Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin về Dự thảo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Vũ Long

"Là vùng đồng bằng trù phú nhưng chưa bao giờ Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nhiều thách thức như hiện nay. Gần đây, phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu đã gây sức ép lên hệ thống hạ tầng, các đô thị và không gian sống của người dân Đồng bằng sông Cửu Long, làm tăng nguy cơ thảm họa thiên nhiên tại khu vực này"- Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Tài nguyên nước là "gốc" để thích nghi với biến đổi khí hậu

Nhận rõ thách thức trên, cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực chỉ đạo thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng trưởng xanh, thân thiện với môi trường.

"Quản lý tài nguyên nước là nền tảng để quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long"- Thứ trưởng Phương khẳng định.

Việc quản lý, khi thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh các hoạt động phát triển ở thượng nguồn sông Mekong và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng... khiến Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị tổn thương nhất, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng chống thiên tai và cơ sở hạ tầng vùng ven biển… tại đây.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long là bản quy hoạch vùng đầu tiên được tổ chức lập theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch.

Đặc biệt, hiện nay 13/13 tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Vì vậy, việc lấy ý kiến về Quy hoạch vùng cũng nhằm đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, thống nhất giữa các quy hoạch trong bối cảnh các quy hoạch đang được triển khai lập đồng thời.

Ngày 31.7.2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1163/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng giao Bộ KHĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố có liên quan tổ chức lập Quy hoạch Vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.

Để có cơ sở hoàn thiện dự thảo quy hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tổ chức thẩm định và phê duyệt trong tháng 12.2020, Bộ KHĐT tổ chức Hội nghị Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 26.11.2020 tại Cần Thơ do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu với Đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN LƯU - Nhật Hồ |

Hạn hán, xâm nhập mặn, đất lở, đường trôi, sụt lún, ngập lụt… đó là những tác động đã thành hiện thực và từng ngày đe dọa vùng ĐBSCL do biến đổi khí hậu. Tìm ra những giải pháp căn cơ ngay từ bây giờ đã trở thành cấp bách…

Đồng bằng sông Cửu Long: Thượng nguồn lũ cạn kiệt, mưu sinh khó khăn

Thành Nhân |

Dù đã giữa tháng 8 âm lịch, nhưng mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long vẫn còn thấp hơn khoảng 1m so với cùng kỳ năm trước. Người dân vùng đầu nguồn chỉ đánh bắt cầm chừng, ngóng chờ mùa lũ. Một số người không bám trụ nổi đã rời quê đi xứ khác mưu sinh...

Thủ tướng làm việc với lãnh đạo tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN LƯU - VĂN TRI |

Ngày 1.8, tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, TP. Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với lãnh đạo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, giải ngân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho vùng để cùng với các vùng kinh tế trọng điểm khác đi đầu trong phục hồi và phát triển KTXH.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.