Quyết tâm kìm lạm phát dưới 4%, ổn định đời sống dân sinh

Vũ Long |

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, kìm giữ lạm phát dưới 4%, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội.

Những tác động khách quan ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng

Theo Tổng cục Thống kê, chi phí xăng dầu chiếm khoảng 37% tổng chi phí nguyên, vật liệu của cả nền kinh tế. Vì thế, giá xăng dầu tăng cao sẽ tác động làm tăng giá cả hàng hóa, đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng, làm tăng chi tiêu của người dân, tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2022.

Xăng dầu là mặt hàng quan trọng chiến lược, nên việc giá xăng dầu tăng đã kéo theo việc tăng giá nhiều mặt hàng khác. Trong quý I.2022, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở quý I.2022 tăng 8,08% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,16% điểm phần trăm. Giá gạo trong nước cũng tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, làm cho giá gạo quý I.2022 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (KHĐT), các yếu tố khách quan về giá xăng dầu, vật tư đầu vào tăng đang khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong đó, sản xuất nông nghiệp tiếp tục đối mặt với chi phí đầu vào, thức ăn chăn nuôi tăng cao; khai thác thủy sản gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung phục vụ chế biến, xuất khẩu...

Bình ổn giá lương thực, thực phẩm góp phần kìm giữ lạm phát. Ảnh: Vũ Long
Bình ổn giá lương thực, thực phẩm góp phần kìm giữ lạm phát. Ảnh: Vũ Long

Quyết tâm kìm giữ lạm phát dưới 4%

Mặc dù Bộ Tài chính đánh giá, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân nên giá cả dự kiến không có nhiều biến động. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra sẽ gặp không ít thách thức.

Một trong những thách thức lớn nhất là hiện nay giá các mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG) đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất.

Tuy nhiên, với những nỗ lực tăng trưởng kinh tế vĩ mô, các bộ, ban, ngành đang nỗ lực kìm CPI ở mức hợp lý. Đặc biệt, việc kịp thời nắm bắt tình hình thực tế để có chính sách điều hành giá, tham mưu cho Chính phủ đưa ra những định hướng tốt nhất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ổn định nền kinh tế; đẩy mạnh các giải pháp để theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có chính sách, giải pháp kịp thời bảo đảm cân đối hàng hóa, kiểm soát biến động giá cả; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế.

Ông Nguyễn Trung Tiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - nhấn mạnh: Để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp; giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 1.2.2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1.1 đến hết 31.12.2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022…

Để ổn định kinh tế vĩ mô, kìm lạm phát dưới 4%, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đây sẽ là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng.

TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương): Yếu tố thuận lợi cho mục tiêu kiểm soát lạm phát là cung hàng hóa khá dồi dào, ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước còn dư để xuất khẩu sẽ góp phần không gây biến động lớn về giá. Thực tế là trong 10 năm qua (2012-2021), xuất siêu đã chiếm con số áp đảo đến 9 năm, chỉ duy nhất năm 2015 là phải nhập siêu. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ tỉ giá ổn định. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối cao cũng giúp ổn định tỉ giá, giảm áp lực lạm phát.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát ở 19 nước Châu Âu tăng kỷ lục

Thanh Hà |

Lạm phát ở Châu Âu tăng vọt lên mức kỷ lục khác, dấu hiệu mới cho thấy giá năng lượng tăng do chiến sự Nga-Ukraina đang tác động tới người tiêu dùng, gây thêm sức ép tăng lãi suất cho ngân hàng trung ương.

Tây Ban Nha ghi nhận mức lạm phát kỷ lục do giá nhiên liệu tăng

Anh Vũ |

Mức lạm phát ở Tây Ban Nha leo lên mức kỷ lục trong vòng 37 năm do giá năng lượng và thực phẩm tăng vọt.

Đối phó với giá cả và lạm phát tăng khi giá xăng dầu biến động

Huyên Nguyễn |

Trong bối cảnh giá xăng dầu cao và nguy cơ lạm phát gia tăng vẫn là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người dân, TS Phạm Công Hiệp - giảng viên cấp cao, Giám đốc chương trình Cử nhân Kinh doanh, Đại học RMIT - đã đưa ra những phân tích và khuyến nghị cho vấn đề này.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.