Thực thi EVFTA: “Thẻ vàng” và xuất xứ hàng hoá - hai nút thắt phải tháo gỡ

phong nguyễn |

Theo tính toán của Bộ Công Thương, khi thực thi Hiệp định thương mại tự do Châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Trong đó, 2 nhóm hàng chủ lực là nông sản và dệt may sẽ đóng góp chính. Tuy nhiên, trong 2 nhóm hàng này đang vướng mắc về vấn đề “thẻ vàng” khai thác thủy sản và xuất xứ nguyên liệu dệt may cần khẩn trương tháo gỡ.

Khắc phục khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không quản lý

Theo Bộ Công Thương, với cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v... là rất đáng kể. Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính và là thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo thông tin từ Tổng cục Thuỷ sản, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản (chỉ sau Na Uy, Trung Quốc và Nga), đứng số 1 tại Đông Nam Á và số 2 ở Châu Á. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2017, Việt Nam đã phải nhận “thẻ vàng” cảnh báo từ Ủy ban Châu Âu (EC) về hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không theo báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU). Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của hải sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngay sau khi nhận được thông báo của EC, Chính phủ, Bộ NNPTNT, cộng đồng ngư dân, doanh nghiệp thủy sản đã có những nỗ lực hành động để giải quyết việc đánh bắt cá bất hợp pháp.

Theo ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, khắc phục thẻ vàng, đến nay Bình Định đã hoàn tất việc lắp đặt thiết bị Movimar cho 70 tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên. Đối với 2.976 tàu cá có chiều dài từ 15m đến dưới 24m, hiện ngành nông nghiệp tỉnh này đã có kế hoạch lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Để nhanh chóng khắc phục “thẻ vàng” thủy sản, Bộ NNPTNT đã giao Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp, trong đó ngay trong tháng 2.2020 cần hoàn thiện khung pháp lý: Rà soát quy định định liên quan đến lộ trình lắp đặt định vị đối với tàu cá có chiều dài từ 15 đến dưới 24m; các quy định liên quan đến thực hiện Hiệp định kiểm soát thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; quy định liên quan đến xác nhận cam kết nguyên liệu thủy sản nhập khẩu hoặc sản phẩm thủy sản được sản xuất từ nguyên liệu thủy sản nhập khẩu; lập danh sách tàu cá IUU và danh sách tàu cá có nguy cơ vi phạm IUU cao để quản lý, giám sát quá trình hoạt động; tổ chức đoàn công tác kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU trong 6 tháng đầu năm 2020…

Được biết, để tháo gỡ thẻ vàng IUU, tỉnh Kiên Giang đã cử đoàn công tác học tập kinh nghiệm tại Hàn Quốc và Thái Lan  để vận dụng vào thực tế tỉnh Kiên Giang nhằm hoàn thiện các nhiệm vụ theo khuyến cáo của EC về IUU.

Tự chủ nguồn nguyên liệu để gỡ “nút thắt” của ngành dệt may

Theo Bộ Công Thương, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành dệt may Việt Nam. Năm 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 32,85 tỉ USD, tăng 7,8% so với năm trước (tăng 2,37 tỉ USD). Việc gia nhập EVFTA được kỳ vọng ​​sẽ tạo thêm động lực cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam vào khối giao dịch EU.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng đưa ra cảnh báo, trong một vài năm đầu, ngành hàng dệt may có thể gặp một số bất lợi nhất định do trong thời gian chờ thuế được giảm về 0% theo lộ trình của EVFTA, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ không còn được hưởng mức thuế 9% của Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây là mức ưu đãi mà EU đơn phương dành cho các sản phẩm chưa có năng lực cạnh tranh tốt từ một số nước thuộc nhóm đang kém phát triển theo các tiêu chí mà EU quyết định. Thay vào đó, ngành dệt may sẽ phải chịu mức thuế cao hơn từ thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mà EU đang áp dụng - hiện đang ở mức khoảng 12% (số liệu từ báo cáo gần đây của VCCI về ngành dệt may ở Việt Nam - PV).

EVFTA quy định nghiêm ngặt các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Trong khi đó, phần lớn các DN ở Việt Nam vẫn chưa sản xuất nguyên liệu, mà chỉ thực hiện ở công đoạn may cắt.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), ngành dệt may mới chỉ nội địa hóa nguyên phụ liệu được 40% - 45% và còn phải nhập khẩu tới 37% nguyên phụ liệu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, với tốc độ nội địa hóa tăng nhanh như hiện nay, nhiều khả năng tới năm 2030 - 2035, tỉ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành dệt may sẽ đạt mức 65% - 68%. Từ việc chủ động được nguồn nguyên liệu nội địa...

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, việc gỡ “thẻ vàng” của EC không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủy sản, phát triển kinh tế đất nước mà đây còn là cơ hội để tái cấu trúc lĩnh vực thuỷ sản theo hướng bền vững, hiện đại; đồng thời giữ hình ảnh và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

phong nguyễn
TIN LIÊN QUAN

EVFTA được phê chuẩn: Sự đánh giá tích cực của EU với Việt Nam

Thanh Hà |

Số phiếu thuận cao khi Nghị viện Châu Âu đã phê chuẩn hai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) cho thấy sự đánh giá tích cực của Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam.

Truyền thông quốc tế đánh giá việc Nghị viện Châu Âu thông qua EVFTA, EVIPA

Hải Anh |

Báo chí nhiều quốc gia, trong đó có Đức, cộng hòa Czech thông tin về việc Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam hôm 12.2.

EVFTA - cơ hội vàng nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu

Khánh Vũ (ghi) |

Với việc phê chuẩn Hiệp định này, Liên minh châu Âu đã chính thức ghi nhận những nỗ lực cải cách, xây dựng thể chế kinh tế thị trường và phát triển bền vững của Việt Nam và quyết tâm tăng cường hợp tác với Việt Nam.

Hiện trường cướp ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Cần Thơ

QUANG PHƯƠNG |

Cần Thơ - Một đối tượng nghi sử dụng ma túy đã cướp ô tô tải gây tai nạn liên hoàn tại khu vực trước cổng Khu Công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Biểu tượng tâm linh 70 tỉ đồng đang thi công ở Lào Cai

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau khoảng 10 tháng thi công, dự án Tháp Kim Thành ở tỉnh biên giới Lào Cai đã thành hình.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Thêm một thi thể mất tích tại Làng Nủ được tìm thấy

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau hơn 2 tuần tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thi thể mất tích do lũ quét xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Cho thôi Đại biểu Quốc hội đối với Phó Bí thư Lâm Đồng

Lan Nhi |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

EVFTA được phê chuẩn: Sự đánh giá tích cực của EU với Việt Nam

Thanh Hà |

Số phiếu thuận cao khi Nghị viện Châu Âu đã phê chuẩn hai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) cho thấy sự đánh giá tích cực của Liên minh Châu Âu đối với Việt Nam.

Truyền thông quốc tế đánh giá việc Nghị viện Châu Âu thông qua EVFTA, EVIPA

Hải Anh |

Báo chí nhiều quốc gia, trong đó có Đức, cộng hòa Czech thông tin về việc Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam hôm 12.2.

EVFTA - cơ hội vàng nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu

Khánh Vũ (ghi) |

Với việc phê chuẩn Hiệp định này, Liên minh châu Âu đã chính thức ghi nhận những nỗ lực cải cách, xây dựng thể chế kinh tế thị trường và phát triển bền vững của Việt Nam và quyết tâm tăng cường hợp tác với Việt Nam.