Tiết giảm chi tiêu, hạn chế tối đa việc mua sắm xe công

Văn Nguyễn |

Hạn chế mua sắm xe công, những thiết bị đắt tiền và tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách tiếp tục là những giải pháp đáng chú ý nhằm tiết kiệm chi tiêu công thường xuyên những năm tới đây trong bối cảnh các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chịu tác động lớn của dịch COVID-19.

Giảm tối đa trang thiết bị đắt tiền

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT), cơ quan này hiện đang hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước trong 3 năm tới 2022-2024.

Thứ trưởng Bộ KHĐT - ông Trần Quốc Phương - trong văn bản nói trên cho biết, đến nay có 26 bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ tham gia góp ý kiến vào dự thảo. Bộ KHĐT sẽ tiếp tục lấy ý kiến góp ý lần 2 để hoàn thiện dự thảo chỉ thị trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Đáng chú ý trong việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024, Bộ KHĐT đề xuất nội dung trong chỉ thị phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2022 bình quân cả nước tăng khoảng 6-8% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021. Mức tăng cụ thể sẽ tùy theo điều kiện, đặc điểm và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn của từng địa phương.

Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2022 cũng đạt mức tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2021.

Với dự toán chi ngân sách nhà nước, Bộ KHĐT cho hay một định hướng chung là sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và kết quả thực hiện các chính sách, nhiệm vụ trong năm 2021 cũng như khả năng triển khai thực hiện năm 2022.

“Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành” - dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Đặc biệt với khoản chi thường xuyên, Bộ KHĐT dự kiến tiết kiệm thêm bình quân 10% chi thường xuyên ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2021. Theo Bộ KHĐT, để đạt được mức tiết kiệm này, cần hạn chế tối đa việc mua sắm xe ôtô công và trang thiết bị đắt tiền, thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ôtô công theo quy định; tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị.

Đồng thời tăng chi từ nguồn thu sự nghiệp công, dành nguồn tăng chi đầu tư phát triển, cải cách tiền lương, thực hiện chuẩn nghèo, chi trợ cấp xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hóa, giảm gánh nặng chi tiêu thường xuyên

Thực tế ngay từ đầu năm 2021, hàng loạt bộ, ngành đã sớm ban hành kế hoạch hành động nhằm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo Bộ Tài chính, định hướng chung trong kế hoạch của bộ này là tăng tỉ trọng chi cho đầu tư phát triển nhưng giảm tỉ trọng chi thường xuyên, đảm bảo chi cho con người, an sinh xã hội và chi cho quốc phòng, an ninh.

Tiếp tục quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ; chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, kém hiệu quả, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong năm 2021 để hoàn thành các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đây là hoạt động cụ thể hóa Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2021, trong đó nhấn mạnh chương trình này là yếu tố quan trọng nhằm tạo nguồn lực góp phần khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, tạo đà khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Cũng theo Bộ Tài chính, trong năm nay với bối cảnh dự kiến thu ngân sách còn khó khăn do tình hình sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp cần thời gian phục hồi do tác động của dịch bệnh, dự toán chi ngân sách năm 2021 là 1.687.000 tỉ đồng, thấp hơn 60,1 nghìn tỉ đồng so với dự toán năm 2020. Trong đó chi thường xuyên là 1.036,7 nghìn tỉ đồng, chỉ còn chiếm tỉ trọng 61,4% tổng chi ngân sách.

Thực tế này đặt áp lực rất lớn đối với mục tiêu giảm chi tiêu thường xuyên trong khi phải tăng nguồn chi cho đầu tư phát triển. Bởi kết thúc quý I/2021, theo thống kê của Bộ Tài chính, chi đầu tư phát triển mới đạt gần 60,8 nghìn tỉ đồng, bằng 12,7% dự toán và giảm 1,4% trong khi chi thường xuyên đạt tới 249,9 nghìn tỉ đồng, bằng 24,1% dự toán và tăng 1,6% so với cùng kỳ 2020.

Trong buổi làm việc với Bộ Tài chính mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước và tiếp tục tăng cường phân cấp, phân quyền.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý phải thiết kế công cụ, cơ chế phù hợp, hiệu quả trong kiểm tra, giám sát công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước theo tinh thần đề cao trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, đơn vị và nhất là người đứng đầu. Tiếp tục đổi mới cách làm, rà soát và điều chỉnh lại việc thu thuế hiệu quả hơn; chi ngân sách phải tiết kiệm, hiệu quả, đúng hướng và đẩy mạnh xã hội hóa một cách phù hợp đối với các lĩnh vực chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Trong đó cần tổng kết mô hình một số nơi đã làm tốt về xã hội hóa, giảm gánh nặng chi thường xuyên để nhân rộng.

5 năm tiết giảm 28.000 tỉ đồng

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, dự toán chi thường xuyên đã giảm dần những năm gần đây. 5 năm (2016 - 2020) chi ngân sách nhà nước giảm khoảng 28.000 tỉ đồng. Việc tiết giảm chi tiêu ngân sách ngay từ khâu dự toán được cho là giải pháp quyết liệt và hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí trong chi tiêu ngân sách nói chung. V.N

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng xuất khẩu, đầu tư công “thúc” GDP tăng trong quý II/2021

Cao Nguyên – Hương Ánh |

Tăng trưởng GDP của Việt Nam quý I/2021 đạt 4,48%, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020 và là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Kỳ vọng lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư công sẽ tiếp tục thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng trưởng cao hơn trong quý II/2021.

Đầu tư công năm 2021: Phải chú trọng tính hiệu quả

Cao Nguyên |

Khi dịch bệnh COVID-19 đang còn phức tạp thì phát triển kinh tế nội lực là vấn đề được nhắc đến rất nhiều. PGS-TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - đánh giá, năm vừa qua (2020) đầu tư công đã đạt được nhiều kết quả tích cực hơn so với trước. Chính vì vậy, đầu tư công tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng năm 2021.

Bạc Liêu: Giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 chưa tới 60%

NHẬT HỒ |

Các Ban quản lý dự án tỉnh, các chủ đầu tư, UBND huyện, thành phố là chủ đầu tư của các dự án chậm giải ngân vốn phải chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND tỉnh. Năm 2020, tỉnh Bạc Liêu giải ngân vốn đầu tư côngđạt tỉ lệ chưa tới 60%.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.

Cuộc sống của người dân khu tập thể cũ ở Hà Nội sau bão số 3

Nhật Minh - Minh Hạnh |

Hà Nội - Sống trong những khu tập thể cũ như A7 Tân Mai; G6A Thành Công… cư dân luôn nơm nớp lo, nhất là vào mùa mưa bão.

Hà Nam phát tin báo động II trên sông Đáy

Thu Giang |

Ngày 22.9, cơ quan chức năng của tỉnh Hà Nam vừa có công văn hỏa tốc về việc phát tin báo động II trên sông Đáy và chủ động ứng phó với lũ.