Không ngạc nhiên

500 anh em và những suy nghĩ thủ cựu

Hà Quang Minh |

Gần đây, nhiều người trong xã hội hay dùng cụm từ “500 anh em”. Cụm từ ấy nghe khá vui tai và cũng không ít người đặt dấu hỏi rằng, “tại sao người ta lại dùng cụm từ đó?”.

Tôi lại nghĩ về “Tam quốc diễn nghĩa” khi nghe cụm từ 500 anh em kia. Trong Tam quốc, tướng lĩnh Đông Ngô hay dùng từ “con em Giang Đông”. Phải thừa nhận, các cụ nhà mình khi dịch Tam quốc sang quốc ngữ đã rất xuất sắc khi dùng từ “con em Giang Đông”. Con em, chẳng qua là “đệ tử”. Vậy mà các cụ không dùng từ đệ tử, bất chấp ai cũng hiểu nghĩa của nó. Nhưng dịch ra từ “con em” nghe gần gũi hơn, thân mật hơn, thể hiện đúng quan hệ trong tập đoàn Đông Ngô.

Chuyện câu chữ ấy, gợi lại, là để nhắc đến một vấn đề bấy lâu nay (nếu không nói là cả hơn chục năm nay) giới trí thức ở ta vẫn hay bàn đến. Đó là vấn đề dùng tiếng nước ngoài lồng vào trong các ngữ cảnh tiếng Việt, nhất là những từ tiếng Việt hoàn toàn có thể thay thế.

Chuyện cũ ấy, bàn đi bàn lại thì vẫn thế, bởi dùng từ theo cách nào là do người sử dụng. Các cụ đi trước làm sang xưng “moa-toa” (moi-toi) cho nó Pháp thì các cụ sao cấm tụi trẻ con bây giờ khi nói chen vài từ tiếng Anh. Có đả kích là đả kích chuyện giới trẻ không rành rẽ tiếng Việt đơn thuần thôi, chứ ở thời đại toàn cầu này, đả kích sao được chuyện giới trẻ dùng tiếng nước ngoài.

Nhưng chuyện cũ ấy, vẫn làm băn khoăn về một đề tài không cũ: Những suy nghĩ thủ cựu và định kiến với tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh.

Làm trong giới giải trí, tôi nhận thấy nhu cầu viết ca khúc bằng tiếng Anh của giới trẻ là có, và chính bản thân tôi cũng trải qua ham muốn đó. Đơn giản, nghe nhạc Anh, nhạc Mỹ nhiều, sẽ ảnh hưởng bởi âm hưởng, tiết tấu, màu sắc… của thứ mình nghe. Và từ đó, lúc cầm cây đàn lên hát cái gì đó mình nghĩ ra, thường sẽ muốn thể hiện bằng ngôn ngữ phù hợp với thể loại âm nhạc mà mình đang chơi nhất. Bởi thế, có tình trạng nhiều ca khúc Việt, viết bằng tiếng Việt, nhưng âm hưởng thì rất Tây, và khi được cất lên, người nghe vẫn cảm thấy có gì gượng gạo trong phần ca từ. Đơn cử như thể loại R&B, một thể loại rất khó cho cách phát âm của tiếng Việt, với các dấu thanh âm rõ ràng. Bởi vậy, tình trạng cưỡng phát âm trở nên phổ biến khi viết ca khúc theo màu sắc R&B và ca từ thì bằng tiếng Việt. Đơn cử như ở cuộc thi “Sing My Song” đình đám gần đây, có tiết mục rất hay của thí sinh 16 tuổi Đoàn Thế Lân nhưng để thuận theo giai điệu, chữ “muốn” trong ca khúc “Và tôi đi” của Lân vẫn phải hát thành “muồn”. Sự cưỡng âm ấy, bản thân người sáng tác hoàn toàn không muốn. Và bởi thế, có những người giỏi tiếng Anh đã tìm đến con đường sáng tác tiếng Anh.

Sáng tác tiếng Anh cũng thể hiện nhu cầu và khát vọng muốn phổ cập bài hát của mình ra ngoài biên giới Việt Nam, một khát vọng chính đáng. Nhưng đón nhận nó là gì? Sự thờ ơ của cộng đồng (nhất là những người không hiểu tiếng Anh) và sự đả kích của lực lượng thủ cựu.

Tôi mới viết một ca khúc, lời bằng tiếng Anh, để phục vụ dự án từ thiện của một quỹ thiện nguyện. Màu sắc âm nhạc tôi lựa chọn là reggae, thứ âm nhạc đặc trưng của Jamaica. Và ca từ được soạn chung với một cô bé tốt nghiệp Khoa Kinh tế chính trị và triết học Đại học Oxford, Anh. May mắn thay, nhiều người đồng cảm và thích ca khúc ấy, thậm chí có người còn ngờ vực là “chắc Tây sáng tác chứ không phải Việt Nam”. Song, lẫn vào đó cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng, “sao không viết bằng tiếng Việt mà cứ phải bằng tiếng Anh?”.

Tôi đã thử mọi cách, nhưng đưa tiếng Việt vào giai điệu ấy, với ngữ nghĩa giữ trung thành, sẽ bị vô duyên. Có thể tôi bất tài, nhưng đó là chuyện khác. Chuyện quan trọng nhất chính là ước vọng của quỹ thiện nguyện kia là đưa ra một ca khúc mang tính quốc tế, viết về ngày sinh nhật, với hàm ý đó là ngày không chỉ để đón nhận về mà còn là ngày để chia sẻ với nhân loại. Họ kỳ vọng tính quốc tế của ca khúc, cùng thông điệp nhân ngày sinh nhật (mỗi ngày trên thế giới có 20 triệu người kỷ niệm ngày sinh nhật) sẽ giúp ca khúc ấy bay xa, vượt ra ngoài biên giới Việt Nam, và mang thông điệp đầy nhân văn đó lan tỏa.

Đó là một ước vọng cao đẹp. Vậy mà ước vọng cao đẹp đó vẫn bị bài xích bởi những quan điểm thủ cựu, chỉ dựa trên cái gọi là “gìn giữ tiếng Việt”. Vâng, tiếng Việt là điều trân quý mà chúng ta cần phải gìn giữ. Nhưng để người nước ngoài hiểu, và trân trọng, và từ đó học tiếng Việt, tại sao chúng ta không chủ động tiếp cận họ trước bằng ngôn ngữ của họ?

Câu hỏi đó, trả lời nó có khó không?

Hà Quang Minh
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.