Bàn vận hành “liên hồ” chứa, nhưng chưa tính đến liên lưu vực sông

THÙY TRANG thực hiện |

Đó là nhận định của TS. Quách Thị Xuân, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển Bền vững, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội TP. Đà Nẵng khi trao đổi về việc đánh giá tác động của các công trình thủy điện hiện nay. Đặc biệt là trên lưu vực các con sông tại miền Trung - Tây Nguyên, nơi có các hệ thống thủy điện bậc thang, liên hồ đang gây nên nhiều tác động tiêu cực cho cả môi trường tự nhiên và xã hội thời gian qua.

* Việc đánh giá tác động của các công trình thủy điện hiện nay đang ở mức độ nào, thưa bà?

- Trước khi xây dựng, các công trình thủy điện đều có những nghiên cứu đánh giá tác động môi trường, kinh tế và xã hội. Các đánh giá này dựa vào số liệu mang tính chất dự báo những tác động có thể xảy ra trong tương lai khi hồ đi vào vận hành. Mặc dù chúng ta có mô hình, có kiến thức khoa học nhưng điều đó cũng không thể lượng hóa, đánh giá hết được những tác động có thể sẽ xảy ra, đặc biệt là trong điều kiện có nhiều hồ thủy điện cùng hoạt động, nhiều can thiệp vào môi trường tự nhiên như khai thác lâm nghiệp, khai thác khoáng sản hay xây dựng cơ sở hạ tầng trong khi biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.

Thủy điện Đắk Mi 4 - Quảng Nam cắt tiệt dòng sông Đắk Mi (thượng nguồn Vu Gia) để chuyển nước về sông Thu Bồn, gây hạn nặng cho Đà Nẵng.

Ảnh: THANH HẢI.

Do lưu vực sông mang tính hệ thống, bất kỳ một sự can thiệp nào ở đầu nguồn đều có ảnh hưởng tới cả lưu vực sông và thậm chí cả vùng bờ. Bên cạnh đó, tác động tổ hợp của các hồ sẽ rất khác với tác động một hồ mà chúng ta dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường cho từng hồ. Chính vì vậy, để có những giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực một cách hữu hiệu thì cần phải có kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông. Khác với báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch quản lý môi trường là một cơ chế quản lý được sử dụng để đảm bảo rằng, tất cả các hoạt động cần thiết để ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực được cân nhắc và thực hiện trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành dự án. Kế hoạch quản lý môi trường cho lưu vực sông thường được lập 5 năm một lần, trong đó đánh giá tổng thể các tác động tích lũy, xác định nguyên nhân gây ra tác động, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, cơ chế giám sát, chế độ báo cáo, trách nhiệm của các bên liên quan với thời gian, kinh phí và các chỉ tiêu rõ ràng cần đạt được… Tuy nhiên, rất nhiều lưu vực sông vẫn chưa có kế hoạch quản lý môi trường khiến cho việc quản lý, giảm thiểu tác động tiêu cực còn bị động.

* Công tác dự báo thời tiết của nước ta hiện nay đang ở mức độ nào và nó ảnh hưởng đến việc hoạt động của các thủy điện ra sao, thưa bà?

- Dự báo thời tiết có xác suất chính xác phụ thuộc ba yếu tố chính: công nghệ, mạng lưới trạm quan trắc và hệ thống xử lý thông tin. Cả ba yếu tố này của Việt Nam cũng như trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn hiện nay đều yếu và thiếu. Do vậy, kết quả dự báo của chúng ta mới chỉ đạt được ở mức độ nhất định, hơn Lào, Campuchia, Myamar, nhưng thua Thái Lan và Singapore. Để vận hành điều tiết lũ thì cần có thông tin dự báo mưa chính xác trước vài ngày, tùy đặc điểm từng hồ. Đã xảy ra trường hợp hồ thủy điện xả nước trước để đón lũ nhưng sau khi xả thì lũ không về, gây thiệt hại cho chủ hồ thủy điện. Cũng có nhiều trường hợp chủ hồ không xả nước trước để đón lũ mà chờ đầy hồ mới xả do e ngại dự báo không chính xác. Khi trong lưu vực có nhiều hồ cùng có hành vi tương tự thì sẽ làm cho lũ hạ du lớn hơn, mạnh hơn, nhanh hơn và nguy hiểm hơn so với lũ tự nhiên. Như vậy, để chủ hồ tuân thủ triệt để quy trình vận hành thì cần phải có cơ chế bồi thường thiệt hại cho chủ hồ khi thông tin dự báo chính thống không chính xác và gây ra tổn thất đáng kể về sản lượng điện.

* Theo bà, việc điều tiết lũ của những thủy điện tại khu vực miền Trung hiện nay đã đạt hiệu quả chưa?

- Do hạn chế về tài liệu quan trắc và năng lực nên quy trình vận hành liên hồ hiện nay là quy trình mang tính định tính, chưa có tính phối hợp vận hành trong điều tiết lũ. Nếu đối chiếu với quy trình thì rất khó xác định hồ nào vận hành xả lũ không đúng với quy trình. Có thể nói rằng quy trình vận hành liên hồ hiện nay đạt hiệu quả chưa cao. Cần phải hoàn thiện quy trình hơn nữa theo hướng định lượng kết hợp với nâng cao chất lượng công tác dự báo và tăng cường giám sát công tác vận hành của các nhà máy thủy điện.

* Thủy điện đang gây nên những tác động kéo dài ra sao cho cả hệ sinh thái tự nhiên và con người?

- Việc xây dựng một thủy điện lớn thường sẽ buộc một nhóm cộng đồng cư dân phải di dời, tái định cư, đó là sự thay đổi rất lớn về mặt xã hội. Tuy nhiên việc tái định cư trong thời gian vừa qua chúng ta chưa thực sự làm tốt khi điều kiện sống nơi ở mới chưa đảm bảo, người dân mất sinh kế, nguồn thu nhập bị giảm và không bền vững vì đất canh tác được chia sau tái định cư nguyên là đất đồi, đất dốc, nhanh bạc màu. Để mưu sinh, con người tiếp tục khai thác tự nhiên, tiếp tục tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với thiên nhiên.

Khi tác động vượt quá giới hạn thì thiên nhiên sẽ tác động ngược trở lại lên cuộc sống của con người. Cứ thế, thiên nhiên và con người tác động qua lại lẫn nhau dẫn đến một vòng tròn hệ lụy chưa có hồi kết và đang ngày càng xấu đi nếu không có những can thiệp kịp thời và hiệu quả. Nhiều nước trên thế giới, sau khi vận hành 50 tới 100 năm, đã phá bỏ thủy điện để khôi phục lại trạng thái tự nhiên và thực tế đã cho thấy hệ sinh thái tự nhiên được khôi phục sau khi phá bỏ đập. Thủy điện tạo ra nguồn điện đáng kể phục vụ phát triển kinh tế nhưng cần phải tính đủ chi phí mà nó gây ra để tính đúng giá thành sản xuất điện, để có cơ chế chia sẻ lợi ích một cách hài hòa, tránh tình trạng lợi thì một nhóm hưởng còn hại thì toàn dân trên lưu vực phải chịu.

* Mới đây TP. Đà Nẵng và Quảng Nam đã có buổi ký kết biên bản ghi nhớ về việc quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, việc này sẽ có những điểm tích cực gì cho việc hạn chế các tác động của thủy điện hiện nay thưa bà?

- Đây là lần đầu tiên chính quyền địa phương của 2 tỉnh thành chủ động kết nối, phối hợp để quản lý nguồn nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đặc biệt là tác động do thủy điện gây ra. Điều này cho thấy vai trò và tầm quan trọng của nước đối với phát triển kinh tế xã hội đã được nhận biết một cách đầy đủ hơn. Việc ký kết biên bản ghi nhớ là tiền đề để hai địa phương triển khai các hoạt động quản lý, giám sát, phòng, chống và giảm thiểu tác hại do thiếu và thừa nước gây ra. Thời gian tới, từ sự phối hợp này, sẽ có những hoạt động như rà soát, lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông và vùng bờ, đánh giá những tác động tích lũy của hệ thống thủy điện ở khu vực Vu Gia - Thu Bồn và thực hiện những biện pháp hạn chế tác động tiêu cực từ nó.

Ban điều phối của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn với sự tham gia của lãnh đạo đại diện của 2 địa phương sẽ có sự hỗ trợ của tổ chuyên gia tư vấn. Hy vọng tới đây sẽ có nhiều thông tin và cơ sở khoa học giúp Ban điều phối có những quyết định quản lý tối ưu hơn, đảm bảo nguồn nước được khai thác và sử dụng để phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên toàn lưu vực sông một cách tốt nhất.

THÙY TRANG thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.