Bóng trong “Bóng và Hình”

hải an |

Lê Thiết Cương là một trong ít họa sĩ biết đặt ra câu hỏi và tìm cách trả lời cho nghệ thuật của mình.

1. “Một nhánh khác của tối giản mọc ra” - có thể tóm lược như vậy về đặc điểm hình thức chung của 22 bức tranh trong “Bóng và Hình” trên thân cây tối giản Lê Thiết Cương đã thực hành 3 thập niên. Từ triển lãm “Đồng dao” năm 1991 với một nửa tranh theo lối “tối đa”, một nửa tranh theo lối tối giản; và sau đó định hình phong cách tối giản xuyên suốt 24 triển lãm kế tiếp, thì “Bóng và Hình” đang gần phần ngọn nhất. Trên cơ sở hội họa tối giản lấy cảm hứng từ mỹ học thiền (kiệm nét, kiệm hình, kiệm màu), “Bóng và Hình” là một cuộc bỏ nét sâu hơn nữa, nói như họa sĩ : “Tôi quyết định buông nét, hình chỉ còn là mảng. Nét không chạy theo hình mà chỉ để gợi hình”.

Cái đích là tạo ra sự tương phản giữa “Bóng - mảng” và “Hình - nét”, nhưng theo họa sĩ, anh đặt trọng tâm vào “bóng”. Xét trên thực tế dưới một nguồn sáng phát ra, “bóng” sinh ra từ hình, “bóng” theo “hình”; còn ở đây, “bóng” và “hình” có sự độc lập nhất định bởi quan niệm của người sáng tạo. Trong nhiều trường hợp thì cái có sau - “bóng” lại quan trọng hơn cái có trước là “hình”. Cái ảo lại thật hơn cái thật, vì nó có khả năng “diễn đạt” được sự thật về mặt cảm giác của con người.

Cảm giác về hình nhân được bao bọc bởi rất nhiều bóng: Từ không gian rộng của thiên nhiên (mây, trời, sông, biển, mưa, cây) đến không gian tôn giáo (nhà thờ, tượng Phật), quang cảnh đời thường (như phố, cầu, bàn ghế). Sở dĩ gọi là bóng, vì chúng được cảm nhận bằng ấn tượng đi qua “mắt” của người họa sĩ. Và khi người họa sĩ nhập thân, anh ta “biến thành” cái bóng “tôi” của chính mình hòa nhập với những bóng xung quanh.

Ở đó “tôi” là một nhân vật vừa phân thân vừa tìm cách hội tụ. Anh ta phân thân để thấy chính thế giới quanh mình cũng đang phân thân, đồng thời hội tụ, để thu nhận những gì tinh túy trong thế giới phân thân đó. Trong mây xám có mây xanh, trong mưa trút chứa tia cầu vồng, trong nhà có cửa, trên mái có trăng, quanh tượng Phật có hào quang, nhìn nhà thờ thấy đức tin... Những quang cảnh, sự vật bình thường ai cũng từng nhìn, nhưng không phải ai cũng thấy vẻ đẹp ở chiều sâu của nó.

Theo nhận xét của nhà phê bình nghệ thuật Bùi Như Hương: “Hội hoạ của Lê Thiết Cương như đứng giữa hai con mắt: Một con mắt hướng về cái nhìn hồn nhiên, vô tư, ngộ nghĩnh của trẻ thơ, và một con mắt hướng về cái nhìn hợp lý, khoa học của đồ hoạ hiện đại”. Sự đứng giữa (đã bao hàm cả hai) đã làm dày thêm lớp nghĩa hội họa trong tranh của Lê Thiết Cương, thứ mà anh gọi là “hội họa suy nghĩ”. Mây, mưa, cây, nhà, nhà thờ, tượng Phật... là lớp nghĩa đơn giản đầu tiên mà ai nhìn tranh cũng có thể nhận ra “đúng là nó”; song các hình ảnh này chỉ là những cách “diễn giải” ý niệm của họa sĩ. Để bắt đầu bức vẽ họa sĩ thao tác ngược: Lấy cảm hứng, lấy ý tưởng từ trong sự vật, rồi dùng hình và màu vẽ ra ý bên trong đó.

2. Trong mạch chung về hội họa tối giản, tranh của Lê Thiết Cương mang tính âm nhiều khoảng trống và yên tĩnh. Đúng với căn cốt con người như anh tự thấy: Âm nhiều hơn dương. Mặc dù “âm là động lực phát triển của dương” nhưng cuối cùng anh vẫn hướng tới sự cân bằng, người xưa nói “âm - dương cân bằng mới là đạo”.

Một cách để cân bằng, ngoài vẽ, Lê Thiết Cương còn thể nghiệm mình ở các loại hình nghệ thuật khác như điêu khắc, design, vẽ gốm, viết văn, làm phim ngắn, mặc dù anh không ra ngoài tạng tính tối giản. Tối giản không làm giảm khả năng sáng tạo của người làm nghệ thuật, mà chính tư duy chắc chắn, khúc chiết, tinh chất từ tối giản khiến cho con đường nghệ thuật của anh đi xa.

Trong vai trò một giám tuyển, một diễn giả, Lê Thiết Cương cũng để lại dấu ấn riêng. Anh kỹ, chỉn chu, nghiêm ngắn từng chi tiết nhỏ nhất. Ngoài những lúc một mình (đọc sách, viết, vẽ), Lê Thiết Cương là một người quảng giao, chơi với nhiều người giỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhà anh ở (Gallery 39) cũng là nơi tiếp đón bạn bè. Đó là cách Lê Thiết Cương sống. Anh cho rằng “người ta phải sống trước khi trở thành người nghệ sĩ. Cuộc sống bao giờ cũng cao hơn nghệ thuật, vì không có cuộc sống thì không có nghệ thuật”. Đó chính là câu trả lời cuối cùng cho nghệ thuật.

Triển lãm “Bóng và Hình” chính thức khai mạc từ 27.4, kéo dài đến hết ngày 20.5.2018, tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom(VCCA), B1-R3 Vincom Royal City, 72 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Trong khuôn khổ triển lãm, buổi tọa đàm nghệ thuật có chủ đề “Nội dung và hình thức” (ngày 5.5.2018) cũng sẽ được diễn ra.

hải an
TIN LIÊN QUAN

Trực tiếp bóng đá Man City 0-0 Arsenal: Hiệp 1

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Man City và Arsenal ở vòng 5 Premier League diễn ra vào lúc 22h30 ngày 22.9.

Bàn giao túi vàng bỏ quên trong thùng từ thiện gửi vùng lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Tối 22.9, thông tin từ Công an huyện Bảo Thắng, Công an xã Xuân Quang đã tổ chức bàn giao túi đồ trang sức bằng vàng bỏ quên trong thùng đồ từ thiện.

Thanh Hóa di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh ra khỏi điểm sạt lở

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Mưa lớn khiến sạt lở đất vào khu ký túc xá học sinh, ngay sau đó lực lượng chức năng đã di dời khẩn cấp hơn 200 học sinh đến nơi an toàn.

Thể Công Viettel thắng ngược Hà Nội FC tại sân Mỹ Đình

NHÓM PV |

Tối 22.9, Thể Công Viettel đã đánh bại Hà Nội FC với tỉ số 2-1 tại vòng 2 LPBank V.League 2024-2025.

Áo mưa miễn phí ấm lòng người lao động giữa mùa mưa ở TPHCM

NHƯ QUỲNH |

TPHCM - Những chiếc áo mưa được anh Đỗ Thanh Long phát miễn phí cho người lao động khiến mọi người cảm thấy ấm lòng giữa mùa mưa bão.

Tái diễn nạn lang thang ở Cần Thơ, giải pháp nào để tháo gỡ?

Phong Linh - Ngân Tâm |

Trung tâm Bảo trợ xã hội TP Cần Thơ đề xuất giải pháp giúp giảm tình trạng nạn lang thang, ăn xin ở thành phố.

Tổ công tác đặc biệt ở Hà Nội xử lý gần 5.000 vi phạm/tháng

Tô Thế |

10 Tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đã xử lý 4.780 trường hợp vi phạm, phạt tiền (ước tính) 3,688 tỉ đồng trong 1 tháng qua.

Israel tấn công trường học Dải Gaza, 22 người thiệt mạng

Bùi Đức |

22 người thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương sau cuộc không kích của Israel vào một trường học ở Dải Gaza.