Cái tên: Chữ viết và phiên âm

NGUYỄN BỈNH QUÂN |

Cháu tôi du học tại An Huy (Trung Quốc) rồi làm việc tại Hợp Phì biết nói tiếng Bắc Kinh - Quan thoại. Em nó sống ở Lan Khai Phong, Hồng Kông, nói tiếng Quảng Đông, cả hai viết chữ Hán giản thể và vừa đi dự hội thảo gì đó ở Bác Ngao. Cậu anh cả làm việc tại Đài Trung biết viết chữ Hán dạng phồn thể và nói tiếng Hoa giọng Đài Loan.

Ở Đài Loan bà Thái Anh Văn đã thay ông Mã Anh Cừu làm lãnh đạo… Bạn sẽ tra bản đồ hay từ điển nào để biết được các địa danh và tên người trong văn bản trên ngoài văn bản tiếng Việt nếu có? Bạn sẽ chỉ tìm được tên người khi có phiên âm chữ cái Latin. Sách giáo khoa của ta đầy rẫy các tên người được “Việt hóa” như Y-éc-xanh, Pat-xơ-tơ, Anh-xơ-tanh, Oa-sinh-tơn, Giép-phe-sơn, Tôn-xtôi, Đôt-xtôi-ep-ki, Sê-kốp và Trai-cốp-xki, Đi-mi-trốp, Lê Nin, Các Mác, Hê-Ghen và Sớc-xin… Cô giáo cho bài về nhà là lên mạng tìm thêm tư liệu nước ngoài về các nhân vật đó nhưng học sinh hoàn toàn bó tay vì không thể tìm thấy các từ mục trên.

Chuyện này là chuyện lớn vì cách viết các tên gọi là những chìa khoá để học hỏi, nghiên cứu, giao tiếp. Hiện nay hai cách phiên theo âm Việt Hán và phiên theo âm bản ngữ bằng cách dùng âm đơn có gạch nối, đúng là đặc sản Việt Nam, nhưng đang gây ra rất nhiều cản trở, phiền toái, khó chịu ở thời đại toàn cầu, quốc tế hóa này. Các tên tiếng Nhật (vì người Nhật ghi chữ Hán mà đọc âm Nhật) thì từ gần thế kỷ nay không thấy phiên qua từ Việt Hán kiểu Phú - đại - gia - hòa hay Bô - sản - hà - ma nữa mà phiên âm bản ngữ bằng chữ cái Latin như ông Abe, nhà văn Murakami, họa sĩ Hiroshige… Tên tiếng Hàn (cũng có nguồn gốc Hán, nhưng có bảng chữ cái tượng thanh riêng) thì sau Kim Nhật Thành và Bình Nhưỡng từ nửa thế kỷ nay ta đã phiên âm bản ngữ bằng chữ Latin như con ông Kim Nhật Thành là Kim Song Il và cháu ông là Kim Jong Un, thủ đô Hàn là Seoul. Đối với tên tiếng Pháp và Nga trước đây cũng phổ biến vì hai loại phiên âm Việt hóa song cái thời của Mạch Đức Tư Cưu, Lý Ninh, Tư Đại Lâm, Nã Phá Luân, Balê… đã vĩnh viễn lùi xa. Thậm chí người ta cũng đã bỏ được cách viết Đờ-Cu và Đu-Me cho hai vị toàn quyền Đông Dương xưa mà ghi nguyên tên chữ Pháp của họ. Các nhà Việt Nam học nước ngoài phải rất cảm ơn các tác giả Việt Nam khi họ từ bỏ hai kiểu phiên âm “cổ lỗ” nêu trên.

Có hai diễn biến đáng ghi nhận trong việc đặt và dùng tên gọi trong tiếng Việt là: Tiếng Việt đang tích hợp mạnh tên bản ngữ của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh những Gia Lai, Gia-rai đã có Jrai, bên cạnh Chế Mân, Chà Bàn đã có Po Grung Grai, Po Krong Garai… Các tên gọi H’mông, Po Nagar, Anak Đê, Đăk Lăk, Đăk Nông, Shihavarmen III, Panduranga…, thậm chí con ốc suối Bràng hay loài cây Kha Krong… đã trở nên quen thuộc. Đây là xu hướng văn minh, bình đẳng làm giàu cho tiếng Việt và chữ Việt.

Thứ hai là xu hướng quốc tế hóa tên người và địa danh. Đầy rẫy các dự án bất động sản, các khu đô thị mới có “tên Tây” như Bà Nà Hill, City Hill, Royal Plaza, River View, Gold Paradise… đôi khi có tên tiếng Việt bên cạnh. Tên người Việt cũng “quốc tế hoá” mạnh như Victor Vũ, Hà Trần hay Ha Tran, Nancy Quynh Vu, và Nicole Pham, hoặc Xuan Kadowsky, Dep Hinakatawa… Danh xưng của các cầu thủ, vận động viên được quốc tế hóa kiểu Việt, tức gọi tên không gọi họ như Trung và Hàn, thí dụ Công Vinh chứ không phải Le, Tiến Minh chứ không phải Nguyen. Đây là xu hướng tiện lợi cho làm ăn sinh hoạt và giao dịch trên nhiều địa hạt từ giải trí tới khoa học đồng thời cũng phản ánh sự giao thoa hữu cơ giữa các giống, tộc người và các nền văn hóa khác nhau.

Tóm lại việc phiên âm tên gọi không “nhỏ như con thỏ” mà tùy tiện được. Để dẹp bỏ dần những phiền hà vô lý khi chưa bỏ hẳn được hai cách phiên âm trên (như việc chưa bỏ được loa phường) thì luật tiếng Việt nên quy định nhất thiết phải có phiên âm bản ngữ chữ Latin kèm theo. Thí dụ A-bớt Anh-xtanh (Albert Einstein), Bắc Kinh (Beijing), Đài Loan (Taiwan)…

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh có một đề xuất rất hay và thực tế về việc dạy từ Việt Hán trong tiếng Việt. Thật cảm ơn ông vì ông, cũng như tôi, đề nghị không gọi từ Hán Việt mà gọi là từ Việt Hán cho chính xác. Nhìn các từ này là từ Việt, xuất phát từ tiếng mẹ đẻ của chúng ta thì mới giải quyết được các vấn đề của tiếng Việt. Còn nếu nhìn chúng là từ Hán, xuất phát từ một ngoại ngữ là Hán ngữ, thì sẽ áp bức, hiểu sai tiếng Việt. Ông đề nghị soạn “Trong khoảng trên dưới 4 năm, bởi mươi nhà nghiên cứu và kỹ thuật viên có năng lực và kinh nghiệm” một từ điển từ Việt Hán. Từ điển này sẽ giải thích về mặt từ vựng (nghĩa của từ) từ pháp (cách tạo từ) và từ nguyên (nguồn gốc từ) cùng các cách dùng chúng khi tiếng Việt đang biến đổi mạnh - tạp chí Tia Sáng số 06/2017 - Có nhẽ chỉ cần thêm ghi âm tiếng Quan thoại bằng chữ Latin nữa là đầy đủ mọi tiện lợi.

NGUYỄN BỈNH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Mẹ ruột đau đớn khi con trai nghi bị bạo hành phải nhập viện

Minh Anh |

TPHCM - Nhìn con trai nằm bất tỉnh trong phòng bệnh, khắp cơ thể chi chít vết bầm tím và bỏng rộp nghi do bị bạo hành, chị N.T.V. không kìm được nước mắt.

Hà Nội trang hoàng rực rỡ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

HOÀNG LỘC - HUYỀN TRANG |

Hà Nội - Người dân háo hức đi chụp ảnh, lưu giữ kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, với cờ hoa rực rỡ ở khắp các tuyến phố.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.