Công cụ thúc đẩy và nâng tầm đổi mới sáng tạo

Minh Hạnh |

Quyền sở hữu trí tuệ chính là công cụ đắc lực, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sự phát triển của các doanh nghiệp, các chủ thể quyền khác trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời quyền sở hữu trí tuệ khuyến khích, thúc đẩy các cá nhân, tổ chức liên quan không ngừng đổi mới và sáng tạo ra các đối tượng sở hữu trí tuệ mới để được bảo hộ độc quyền. Vì vậy, quyền sở hữu trí tuệ được ví là công cụ đòn bẩy thúc đẩy, nâng tầm cho đổi mới sáng tạo dẫn dắt hệ sinh thái sở hữu trí tuệ vì sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Nâng tầm hoạt động đổi mới sáng tạo

Theo đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT, Bộ KHCN), trong những năm qua, làn sóng đổi mới sáng tạo đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng khắp cả nước với nhiều lĩnh vực. Đi kèm với phong trào "khởi nghiệp", "đổi mới sáng tạo" là thuật ngữ "sở hữu trí tuệ". Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, địa phương phải bỏ ra nhiều chi phí về tiền bạc và thời gian khi vướng vào những vụ kiện tụng để lấy lại thương hiệu của chính mình như: Nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre, võng xếp Duy Lợi... trên thị trường nước ngoài là những bài học đắt giá cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các start-up.

Trên thực tế hiện các nhóm khởi nghiệp mới chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà ít chú trọng đến việc tạo ra, xác lập và khai thác các tài sản trí tuệ của mình. Nhiều start-up ra đời chỉ mới sao chép mô hình kinh doanh, ý tưởng hoặc những sản phẩm tương tự đã có trên thị mà chưa dựa trên yếu tố đổi mới sáng tạo, chưa tích hợp được công nghệ đặc thù. Trong khi đó sở hữu trí tuệ chính là cơ sở pháp lý cho quá trình đưa các quyền SHTT ra thị trường, thu về lợi nhuận và tăng trưởng bền vững trong sản xuất, kinh doanh.

Những năm qua, các mạng xã hội phủ sóng toàn cầu như Facebook, Instagram; công ty công nghệ như Samsung, Apple; nền tảng xem trực tuyến như Youtube, Netflix... xâm nhập sâu rộng vào thị trường Việt Nam và đi kèm với đó là vấn đề tôn trọng quyền SHTT. Khi càng nhiều doanh nghiệp đa quốc gia hiện diện tại Việt Nam thì yêu cầu về ý thức xã hội, cách thức hành xử liên quan đến các vấn đề SHTT tự nó dần dần trở lên bức thiết.

Theo Cục SHTT, Chính phủ Việt Nam đã sớm xác định chủ trương sử dụng công cụ SHTT làm đòn bẩy thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói rằng, chúng ta đã nhận thức đúng đắn ngay từ cấp trung ương và chủ trương này trở thành kim chỉ nam lan tỏa đi nhiều cấp, ngành.

Trong những năm qua, Cục SHTT đã thể hiện rõ vai trò là đầu mối giúp Chính phủ và Bộ KHCN thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về SHTT và trực tiếp quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, từ việc chủ trì trong xây dựng chính sách, pháp luật SHTT, đến tổ chức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống SHTT Việt Nam, đã tích cực thực hiện việc chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động SHTT.

Theo Bộ trưởng Bộ KHCN - ông Huỳnh Thành Đạt, từ những ngày đầu thành lập, nền tảng pháp lý cho hoạt động SHTT luôn được tập trung xây dựng và không ngừng được hoàn thiện. Trên cơ sở hệ thống pháp luật vững chắc đó, công tác xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong những năm vừa qua đã có nhiều thành tựu đáng kể. Hoạt động bảo hộ tài sản trí tuệ gặt hái được nhiều kết quả, đóng góp vào sự thành công của hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp tại Việt Nam.

Việt Nam đứng đầu ASEAN về đơn đăng ký sáng chế

Theo ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục SHTT, xác lập quyền sở hữu công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Cục SHTT từ ngày đầu thành lập và ngày càng quan trọng bởi số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tăng nhanh, đòi hỏi việc xử lý đơn vừa phải đẩy mạnh được, vừa phải đảm bảo chất lượng ngày một cao do sự gia tăng tình trạng tranh chấp, khiếu nại.

Tính đến hết tháng 6.2022, Cục SHTT đã tiếp nhận gần 1 triệu đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và cấp gần 600.000 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp các loại. Chất lượng xử lý đơn và cấp văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp được Cục chú trọng cải thiện thông qua giải pháp đổi mới, cải tiến về quản lý, tổ chức công việc, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng CNTT... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong hoạt động bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ phục vụ sản xuất và kinh doanh của xã hội.

Sau hơn 15 năm triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Cục SHTT đã trực tiếp hỗ trợ việc phát triển tài sản trí tuệ cho một số sản phẩm địa phương, như sản phẩm lụa của tỉnh Quảng Nam, tiêu của tỉnh Quảng Trị, điều của tỉnh Bình Phước; hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản cho thanh long Bình Thuận, vải thiều Lục Ngạn và cà phê Buôn Mê Thuột...

Ngoài ra, vai trò và vị thế của Cục SHTT trong hoạt động hợp tác quốc tế ngày càng được khẳng định ở cả phương diện song phương và đa phương. Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về SHTT được Cục triển khai thường xuyên, có hệ thống, đa dạng về hình thức và dành cho các nhóm đối tượng khác nhau...

Theo bà Thitapha Wattanapruttipaisan - Trưởng Văn phòng đại diện của Tổ chức SHTT thế giới tại Singapore (WIPO Singapore), từ năm 1988 đến nay, thành tựu kinh tế của Việt Nam đã phát triển nổi bật góp phần thay đổi bức tranh đổi mới sáng tạo và không gian công nghệ trong và ngoài khu vực ASEAN. Trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn giữ vị trí đứng đầu trong nhóm 34 quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Việc quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa Việt Nam và WIPO đã đóng vai trò quan trọng đằng sau những thành tựu ấn tượng này, cũng như sự hội nhập chủ động vào hệ thống SHTT và thương mại toàn cầu của Việt Nam.

Cũng theo bà Thitapha Wattanapruttipaisan, Việt Nam là thành viên của 14 điều ước quốc tế về SHTT do WIPO quản lý có tiềm năng trở thành quốc gia có số đơn đăng ký sáng chế hàng đầu trong khu vực ASEAN thời gian tới. Các lĩnh vực CNTT và truyền thông như máy tính tốc độ cao và phân tích dữ liệu lớn chiếm khoảng một nửa danh mục sáng chế gần đây của Việt Nam. Các mô hình kinh doanh kỹ thuật số đổi mới sáng tạo và mới cũng đã hình thành với tốc độ chóng mặt.

Để SHTT thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế xã hội, nhanh chóng đến năm 2030 đưa đất nước trở thành một nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, Cục trưởng Đinh Hữu Phí cho biết, Cục SHTT sẽ triển khai nhiều giải pháp khắc phục, đồng bộ để hướng đến đổi mới kiện toàn cơ cấu tổ chức của Cục, xây dựng dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT, nâng cấp hệ thống CNTT phục vụ công tác quản trị và xử lý đơn, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về SHTT cho Cục, doanh nghiệp và xã hội; xây dựng mạng lưới các tổ chức hỗ trợ, bổ trợ về SHTT, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về SHTT của Cục...

Minh Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Cần nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà khoa học trẻ

Minh Hạnh |

Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2022 (Young Scientist Summit) và trao giải cuộc thi Sáng kiến khoa học vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng để thúc đẩy sáng kiến ứng dụng vào cuộc sống trong bối cảnh cạnh tranh về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, người trẻ có động lực quan tâm đến khoa học công nghệ hơn thay vì chỉ quan tâm đến kinh tế, thương mại như trước đây. Việc thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ là hết sức cần thiết.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương: Vướng rào cản pháp lý, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Minh Hạnh |

Với nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) địa phương, các Quỹ Phát triển KHCN có nhiệm vụ thông qua việc cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN ở địa phương, tài trợ toàn bộ hoặc một phần, cho vay với lãi suất thấp và bảo lãnh vốn vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của quỹ khó khăn, hiệu quả mang lại rất khiêm tốn.

Quy hoạch lại mạng lưới khoa học công lập để hoạt động hiệu quả hơn

Minh Hạnh |

Theo thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN), hiện Việt Nam có trên 600 tổ chức KHCN công lập. Tuy lực lượng hùng hậu nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, còn nhiều tồn tại, hạn chế, cần có giải pháp tháo gỡ để mạng lưới các tổ chức này phát huy được sức mạnh của KHCN.

Sửa Luật Công đoàn phải phù hợp với thể chế chính trị

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Chiều 8.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tham vấn ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn về dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Chiếm 2.800m2 đất, doanh nghiệp chỉ phải nộp 6,1 triệu đồng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Xây dựng trái phép trên diện tích 2.800m2, một doanh nghiệp tại huyện Diễn Châu chỉ phải nộp ngân sách số tiền 6,1 triệu đồng.

Đổ tại bệnh tiểu đường khi vi phạm nồng độ cồn mức "khủng"

Tô Thế |

Vi phạm nồng độ cồn ở mức rất cao, tuy nhiên, người đàn ông ở Hà Nội cho rằng mình chỉ uống 2 chén rượu, do bị bệnh tiểu đường nên nồng độ cồn lên cao.

Nga áp sát thêm một đô thị chiến lược ở Ukraina

Thanh Hà |

Quân đội Nga đã tiến vào vùng ngoại ô của thành phố tiền tuyến ở miền đông Ukraina Toretsk.

Israel hứng chịu hàng loạt tên lửa từ các đối thủ xung quanh

Anh Vũ |

Israel phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa từ các lực lượng đối thủ, làm dấy lên lo ngại về leo thang căng thẳng tại khu vực Trung Đông.

Cần nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các nhà khoa học trẻ

Minh Hạnh |

Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2022 (Young Scientist Summit) và trao giải cuộc thi Sáng kiến khoa học vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng để thúc đẩy sáng kiến ứng dụng vào cuộc sống trong bối cảnh cạnh tranh về khoa học công nghệ trên toàn thế giới, người trẻ có động lực quan tâm đến khoa học công nghệ hơn thay vì chỉ quan tâm đến kinh tế, thương mại như trước đây. Việc thúc đẩy sáng kiến khoa học trong giới trẻ là hết sức cần thiết.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương: Vướng rào cản pháp lý, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng

Minh Hạnh |

Với nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ (KHCN) địa phương, các Quỹ Phát triển KHCN có nhiệm vụ thông qua việc cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KHCN ở địa phương, tài trợ toàn bộ hoặc một phần, cho vay với lãi suất thấp và bảo lãnh vốn vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của quỹ khó khăn, hiệu quả mang lại rất khiêm tốn.

Quy hoạch lại mạng lưới khoa học công lập để hoạt động hiệu quả hơn

Minh Hạnh |

Theo thống kê của Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN), hiện Việt Nam có trên 600 tổ chức KHCN công lập. Tuy lực lượng hùng hậu nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, còn nhiều tồn tại, hạn chế, cần có giải pháp tháo gỡ để mạng lưới các tổ chức này phát huy được sức mạnh của KHCN.