Không ngạc nhiên

Đám giỗ nhà ai

HÀ QUANG MINH |

Tuần qua, giới showbiz phía Nam, như mỗi năm, ngày 12.8 âm lịch, tụ họp nhau lại cúng tổ nghề sân khấu. Sân khấu lớn thì cúng lớn, sân khấu nhỏ thì cúng nhỏ, không thì dăm ba anh em thân hữu tụ tập nhau tại một trụ sở nào đó thắp hương cúng vọng.

Cái lệ ấy đã phổ biến ở miền Nam bao nhiêu thập niên rồi không biết, nhưng hôm nay, nó cũng không xa lạ mấy với giới giải trí miền Bắc. Những sân khấu miền Bắc cũng bắt đầu cúng tổ nghề khoảng vài năm nay, cũng vào ngày 12.8 âm lịch và nghe đâu, hôm 12.8 âm lịch vừa rồi, họ còn cúng rất lớn ở Cung văn hoá Hữu nghị nữa thì phải.

Chuyện có thờ có thiêng, có kiêng có lành là tâm thức chung của dân tộc Việt. Nó không hẳn là mê tín, mà nó như một cái cách tự răn mình, để con người phải hiền lành lại, đừng có làm điều xằng bậy. Biết sợ một thế lực tâm linh nào đó cũng có thể giúp người ta biết chùn chân trước khi làm việc ác. Biết kiêng cữ không làm những việc ác, người ta luôn sẵn sàng nếu điều đó hứa hẹn mang lại cho người ta sự lành.

Song, quanh cái việc cúng tổ sân khấu bắt đầu phổ biến rộng khắp cả nước thay vì chỉ là một đặc thù tâm linh của giới sân khấu cải lương miền Nam ắt có nhiều việc phải bàn. Mà một trong những việc cần bàn nhất chính là giải mã cho ngọn ngành câu hỏi “Tổ sân khấu là ai?”.

Thực chất, tổ sân khấu mà giới showbiz đang cúng hiện nay là tổ nghề cải lương được phát xuất từ tổ nghề của ca kịch Quảng Đông, Trung Quốc. Tuồng cải lương vốn dĩ chia ba thể loại: Tuồng xã hội, tuồng dã sử và tuồng Hồ Quảng, tức là những điển tích cổ của Trung Hoa. Bởi vậy, có nhiều người sử dụng danh từ Cải lương Hồ Quảng là thế. Ông tổ nghề của ca kịch Quảng Đông là Bạch Mi thần trong Đạo Giáo và ông là tổ của nghề ca kỹ, trộm cướp và ăn mày. Bởi vậy, giới tài tử Nam Bộ xưa nay vẫn giữ thói quen kiêng cữ không cho tiền ăn mày và còn cho đó là điều cấm kỵ, sợ sẽ không còn được tổ nghề đãi nữa.

Như vậy, có thể thấy rõ ràng rằng, ngày 12.8 âm lịch là ngày giỗ tổ của sân khấu cải lương thì đúng hơn. Vậy mà nó đã phát tán để trở thành cả tổ nghề của cả kịch nói, nhạc nhẹ lẫn điện ảnh thì kể cũng lạ cho cái kiến văn cũng như tri thức của giới showbiz Việt nhiều năm qua. Không ai đòi hỏi giới ấy phải giàu tri thức và có kiến văn tốt cả nhưng đáng ngạc nhiên là những tri thức về chính ngành nghề của mình mà cũng thiếu hụt thì đáng tiếc quá.

Một số người cho rằng, lẽ ra giới biểu diễn Việt Nam nên cúng tổ nghề khác đi, tức là cúng giỗ tổ cải lương thì nên chọn ngày giỗ của soạn giả Cao Văn Lầu, cúng giỗ tổ của chèo thì chọn ngày 18.2, giỗ bà Huyền nữ Phạm Thị Trân hoặc cúng tổ sân khấu tuồng thì nên chọn ngày giỗ soạn giả Đào Tấn. Đó âu cũng là một ý kiến hay nhưng có lẽ để chi tiết ra thì còn chưa đủ, chưa chuẩn.

Cải lương, tuồng, chèo, nhạc nhẹ hay kịch nói thì cũng đều từ âm nhạc, sân khấu dân gian mà ra cả. Thực tế, ở Việt Nam, nhã nhạc ra đời cũng muộn và cái nôi của âm nhạc, nghệ thuật, sân khấu Việt cũng đều từ dân gian hết. Mà tổ của nghề trình diễn dân gian có nguồn gốc lâu đời nhất, được thờ phụng lâu đời nhất lại chính là tổ của nghề hát xẩm, được mặc định cho là hoàng tử Trần Quốc Đĩnh con vua Trần Nhân Tông (dù rằng thực tế không phải vậy), rơi vào ngày 22.2 âm lịch. Vậy thì lựa chọn tổ nghề chung nhất, với ngày giỗ là ngày 22.2 âm lịch ấy, với ngày 12.8 âm lịch như lẽ quen của giới cải lương, ngày nào xứng đáng hơn? Đó là câu hỏi mà đáp án rất mở, trong đó, thậm chí ý kiến song tồn cả hai ngày cúng giỗ cũng đều hợp lý cả. Yêu cầu giới cải lương, showbiz bỏ đi ngày giỗ theo tiềm thức của họ là điều thiếu dân chủ. Nhưng bỏ quên đi một ngày giỗ đã có từ trước khi có cải lương, kịch nói và nhạc nhẹ thì cũng là một thái độ sống mất gốc hoàn toàn.

Thôi thì trong câu chuyện đám giỗ nhà ai này, chúng ta cũng chỉ mong mỗi một điều. Ấy là đúng cái tinh thần có thờ có thiêng, có kiêng có lành mang tính chất hướng thiện kia, chỉ mong giới nghệ sĩ ăn ở với nhau cho đàng hoàng, cho đáng mặt con người tử tế. Chứ đừng mới cắm chung với nhau nén hương trên một bát nhang trong ngày giỗ tổ đó mà mấy bữa sau đã lôi nhau ra chặt chém một cách không thương tiếc, cư xử với nhau không còn chút bao dung nào đúng kiểu như những câu chuyện scandal rộn rã hơn chục năm nay…

HÀ QUANG MINH
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.