Để không còn “luật trên trời còn người đời ở dưới đất”

huyên nguyễn |

Trước thực tế hệ thống pháp luật đôi khi còn thiếu sót, chồng chéo, nhiều quy định lạc hậu, xa cuộc sống, thậm chí có quy định cản trở sự phát triển hay biểu hiện của “lợi ích nhóm”... Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề “Nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật và cải cách tư pháp”. Nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia đã được đưa ra để không còn “luật trên trời còn người đời ở dưới đất”.

Cần huy động trí tuệ của các chuyên gia

Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam - cho biết: Nhiều nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, các bộ luật được ban hành nhìn chung đã phát huy tác dụng trong đời sống. Tuy nhiên, so với yêu cầu, hệ thống pháp luật và hiệu quả cải cách tư pháp ở nước ta còn xa với mong đợi của nhân dân và quá trình phát triển. Rõ nhất là hệ thống pháp luật thiếu, chồng chéo, nhiều quy định lạc hậu, xa cuộc sống, thậm chí có quy định cản trở sự phát triển hay biểu hiện của “lợi ích nhóm”...

Theo GS Nguyễn Minh Đoan, Đại học Luật Hà Nội, cho rằng, hiện nay chúng ta chưa có cơ chế huy động hiệu quả trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, luật sư vào quá trình xây dựng pháp luật. Theo GS Đoan, thực tế, khi Bộ Luật hình sự, Bộ Luật dân sự ra đời, Trường ĐH Luật Hà Nội đều mời các chuyên gia Bộ Tư pháp xuống để báo cáo cho các cán bộ, giáo viên để dạy tốt hơn. Trong các báo cáo, rất nhiều giáo viên phản đối các quy định trong bộ luật đó và cho rằng không có khả năng thực hiện được. Vì vậy, nếu như trước khi đưa ra trình Quốc hội thông qua mà các cơ quan có thẩm quyền đưa ra xin ý kiến của những người có chuyên môn thì chắc chắn các điều lệ đó sẽ được chỉnh sửa trước khi được thông qua. Thậm chí, có những cơ quan, còn thuê hẳn những chuyên gia độc lập bên ngoài để thẩm định, góp ý cho bản soạn thảo, mất thêm chút kinh phí, chậm thêm vài ngày nhưng hiệu quả sẽ rất cao.

Còn theo GS Nguyễn Đăng Dung: Nhìn lại Bộ Luật hình sự vừa được Quốc hội thông qua đã phải sửa cũng như các luật khác, chúng ta cần đặt ra những bài học nghiêm túc. Viết luật không dễ, phải là người thông minh, am hiểu thực tiễn, thể hiện trách nhiệm của việc làm luật mới viết ra được nhưng thực tế người chủ trì của nhiều bộ luật lại người không làm thực tiễn. “Tại sao chúng ta cứ nói “luật trên trời còn người đời ở dưới đất”. Tại sao? Tại chúng ta đang làm luật thoát ly với thực tế. Hãy học những người, những quốc gia đã làm rồi và cần có những thước đo cụ thể. Khi sửa thì những điểm gì không sai sót thì đừng nên động vào và cần giữ nguyên số đánh thứ tự, chúng ta chỉ cần thêm hoặc bỏ bớt những điều không cần thiết”, GS Nguyễn Đăng Dung nhận định. Bên cạnh đó, GS Dung nhấn mạnh, các cơ quan, ban ngành cần thấy được trọng trách trong việc viết ra Dự thảo luật, bởi luật là cái căn bản nhất của nhà nước.

Tiếp cận dưới góc nhìn quyền của người dân

TS Tô Văn Hòa cho rằng phải đề cao quyền lập pháp của Quốc hội, Quốc hội phải chịu trách nhiệm chính về sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Nhìn nhận thực tế, vai trò của pháp luật trong xã hội hiện nay đang chưa được đề cao, vì thế, nói về xây dựng pháp luật, từ lãnh đạo của các cơ quan trung ương đến người dân chưa ý thức được nghĩ đến vai trò để quản trị xã hội, quản trị nhà nước hay tạo ra một yếu tố duy trì trật tự, ổn định, hoà bình, yên bình trong xã hội. Làm luật không chỉ để sản xuất ra 1 bộ luật mà làm luật của Quốc hội trước tiên phải thực sự coi trọng pháp luật trong đời sống xã hội từ làm luật tới áp dụng pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật, bảo vệ pháp luật. Chúng ta cũng cần tránh các hoạt động hình thức như cuộc thi tìm hiểu luật qua bài thi, nó giống như 1 bản sao chép, xong rồi lại quên. Nếu cùng điều luật đó, qua toà án chỉ cần một vụ xử mang tính điển hình rõ ràng, giải thích luật cặn kẽ, báo chí đưa tin chi tiết thì người dân sẽ nhớ rất lâu. Khi pháp luật thượng tôn, thì lúc bấy giờ có công lý, công bằng thì trong xã hội sẽ bình yên.

Liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, TS Tô Văn Hoà góp ý cần chú trọng xây dựng và phân tích chính sách pháp luật. Khi Quốc hội làm luật không có nghĩa là Quốc hội ngồi viết ra luật, nghĩ ra để viết các điều khoản của luật hay góp ý vào từng điều khoản, hành văn cụ thể mà khi vai trò đầu tiên của Quốc hội là phân tích, lựa chọn chính sách của cơ quan dự thảo có thuyết phục hay không để hoặc thông qua, hoặc có sự phân tích thêm.

Bên cạnh đó, việc xây dựng pháp luật cần được tiếp cận dưới góc nhìn quyền của người dân, vì nhiều luật được ban hành mang tính hướng dẫn cơ quan nhà nước làm công việc của mình nhiều hơn là nói về quyền của công dân.

Về cải cách tư pháp, TS Tô Văn Hoà cho rằng vai trò của toà án cần được nâng lên. Vị thế của toà án địa phương đang chưa đi đúng hướng, đặc biệt là vị thế ở mặt chính trị chưa được tương xứng. Chúng ta cần chú trọng hơn là về yếu tố con người, đã đến lúc cần phải cân nhắc đến chủ nghĩa tinh hoa pháp lý, những người làm toà án phải là những người tinh hoa, xuất sắc nhất trong luật học.

huyên nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.