Gian lận thi cử ở Hà Giang: Lỗi của người lớn, đừng đổ đầu con trẻ

Đ.CHUNG - H.NGUYỄN |

Vì điểm số, vì thành tích mà nhiều ông bố, bà mẹ bất chấp, chà đạp lên sự nỗ lực của hàng triệu thí sinh và đánh cược tương lai của chính con mình.

Đừng đổ đầu con trẻ

114 thí sinh, với hơn 330 bài thi được hô biến một cách thần kỳ và suýt nữa đã trót lọt nếu không có sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như truyền thông.

Sau khi Tổ công tác của Bộ GDĐT tiến hành rà soát, chấm thẩm định, những điểm số “khống” này đã bị hủy bỏ.

Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Sử, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An, người theo dõi sát sao vụ việc Hà Giang cho rằng, nếu vụ nâng điểm khống ở Hà Giang không được làm sáng tỏ, rất có thể trong thời gian tới, xã hội sẽ có một thế hệ những người dối trá, trưởng thành từ sự gian lận trong thi cử. Và đây thực sự là một điều nguy hại cho xã hội, cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, xét cho cùng, những thí sinh được nâng điểm cũng chỉ là nạn nhân của bệnh thành tích. Các em bị biến thành công cụ để thoả mãn thói háo danh của các bậc cha mẹ.

Những ngày qua, cả học sinh “học thật, thi thật” ở Hà Giang, lẫn những em được nâng điểm đều sống trong cảm giác tồi tệ. Không ít em học giỏi thực sự, khi thấy bạn bè của mình, có học lực bình thường nhưng lại có điểm thi cao chót vót đã chán nản, tỏ thái độ bất mãn với cuộc đời.

Suốt một tuần qua, gia đình anh Ng.V.G (Hà Giang) đã trải qua những ngày nhiều cảm xúc. Từ hồi hộp, lo lắng chờ đợi kết quả thi của con, đến phẫn nộ, bức xúc khi sự thật về điểm thi cao bất thường ở Hà Giang được hé lộ. “Chúng tôi - cha mẹ của những học sinh “học thật, thi thật” đã tập hợp nhau lại, đi cầu cứu nhiều nơi để mong câu chuyện bất thường về điểm thi được làm sáng tỏ. Biết là học sinh Hà Giang sẽ bị mang tiếng, chỉ trích, nhưng thà đau một lần còn hơn để những ung nhọt trong giáo dục có chỗ tồn tại” - anh G. tâm sự.

Còn với những thí sinh được nâng điểm cao bất thường, giờ đã được trả về điểm số thật. Các em là nạn nhân của “tình thương không đúng cách” của các bậc cha mẹ.

Đây sẽ là bài học đắt giá để các em đứng lên, bước vào đời, khi rũ bỏ được chiếc áo khoác của sự dối trá mà cha mẹ đã khoác lên vai các em. Hãy coi sự việc bị bại lộ hôm nay như một vận may hơn là tai họa.

Quy trình vẫn do con người

Liên quan tới những tiêu cực trong chấm thi tại Hà Giang, rồi mới đây là những lùm xùm về điểm thi của Lạng Sơn, Sơn La và nhiều tỉnh khác trên cả nước, nhiều người đã đặt câu hỏi: Có phải quy trình thi THPT quốc gia đang có vấn đề, tạo kẽ hở cho sự gian dối, tiêu cực trong thi cử.

Từ năm 2015 cho đến nay đã trải qua 4 năm tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Qua mỗi năm, kỳ thi từng bước được cải tiến theo hướng ngày càng gọn nhẹ, thuận lợi cho thí sinh và gia đình. Đến năm 2018, để tăng cường tính khách quan, độ tin cậy về kết quả của kỳ thi, vừa phục vụ cho mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, Bộ GDĐT đã tăng cường nhiều giải pháp kỹ thuật. Nhưng các giải pháp được tăng cường mà tiêu cực vẫn xảy ra.

Về điều này, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) cho rằng, phần lớn ở các địa phương, kỳ thi THPT quốc gia diễn ra nghiêm túc. Còn trong một kỳ thi với diện lớn như vậy, có một sự việc bất thường như ở Hà Giang là điểm vô cùng xấu xí và Bộ sẽ kiên quyết xử lý đến cùng.

Nhưng ông Trinh cũng thừa nhận, quy trình dù có chặt chẽ đến đâu, nhưng yếu tố quyết định vẫn là con người. “Chúng tôi thấm thía được một điều, quy trình đã tốt rồi, nhưng được vận hành bởi con người. Con người thực hiện quy trình ấy có tính chất quyết định đến mọi công việc. Cho nên việc lựa chọn những người tham gia các khâu tổ chức thi, từ phẩm chất năng lực, đến tinh thần trách nhiệm...là đặc biệt quan trọng. Từ năm sau, chúng tôi sẽ tăng cường cơ chế giám sát trong thực hiện quy trình. Tiếp tục tăng cường sử dụng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ cho con người trong công tác quản lý, hướng đến mục tiêu đưa kỳ thi THPT quốc gia ngày càng gọn nhẹ, mà vẫn đảm bảo tính tính khách quan, công bằng, nghiêm túc” - đại diện Bộ GDĐT nhấn mạnh.

Đ.CHUNG - H.NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố bắt tạm giam người cha bạo hành con trai 6 tuổi

Tâm Tú |

Ngày 4.10, Công an quận 8 (TPHCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam người cha trong vụ bé trai 6 tuổi nghi bị bạo hành ở Quận 8 (TPHCM).

Xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho ông Mai Đức Chung

LƯƠNG HẠNH |

Bộ Nội vụ tiến hành lấy ý kiến nhân dân đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” đối với ông Mai Đức Chung.

Dự báo vùng ảnh hưởng của cơn bão mới mạnh ngang Helene

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Kirk mạnh lên thành bão cấp 4 ngày 3.10, trở thành bão mạnh thứ 3 trong mùa bão 2024 sau siêu bão Beryl và Helene.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Nhập khẩu gạo kỷ lục, chuyện “không có gì ầm ĩ”

Lục Tùng |

Việc Việt Nam nhập khẩu gạo tăng vọt 9 tháng đầu năm không phải là chuyện đáng lo mà còn mang lại lợi ích kép.

Ngắm 4 bộ hiện vật đang đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia

NGUYỄN LUÂN - HỒNG NHUNG |

HUẾ - Thừa Thiên Huế vừa hoàn tất hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia đối với 4 bộ hiện vật có từ thời nhà Nguyễn.

Khởi tố 2 viên chức Văn phòng đăng ký đất đai ở Bến Tre

Thành Nhân |

Bến Tre - Công an huyện Ba Tri đã khởi tố bị can là 2 viên chức của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Ba Tri.

Trưng dụng phà quân đội tạm thay cầu phao Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Từ 14h chiều nay (4.10), trong lúc cầu phao Phong Châu đang tạm ngừng phục vụ vì nước sông Hồng dâng cao, phà quân đội sẽ được sử dụng.