Góp lời về mở

TRUNG TRUNG ĐỈNH |

Mấy chục năm nay tôi loay hoay với anh bạn tôi là nhà báo bàn cãi nhau mãi về cái từ "mở", cái sự "mở". Hết chuyện này sang chuyện khác quanh đó. Mới đầu là do câu chuyện trà dư tửu hậu, sau cái buổi chiều hai thằng cùng được mời dự một cuộc hội thảo khá nghiêm trọng ở một viện hàn lâm bàn về cái chuyện văn chương thời "mở cửa". Bên cốc bia hơi chừng thứ ba thứ tư gì đó thì anh ấy nhớ lại ngày xưa.

Hồi chưa mở cửa, đi uống bia phải kèm. (Phải giải thích thêm cho các bạn trẻ bây giờ hiểu rằng: Bia kèm tức là kèm theo tiêu chuẩn mỗi lượt xếp hàng anh chỉ mua được hai cốc, muốn uống thêm phải mua kèm theo vài thứ như mấy bìa đậu, vài túm lạc rang, có khi quả trứng cắt tư hay món gì đó mà quán bia thời bắt đầu mở cửa có sáng kiến làm thêm cho "kế hoạch ba" cải thiện: Khi vài con mực nướng thơm lừng, khi vài con cá chỉ vàng, khi vài con khô sặc…).

Ảnh: Lê Vượng. 

Thế rồi kế đến chúng tôi chuyển sang bàn tới cái món văn chương giai đoạn mới mở cửa. Không ai không nhớ câu nói nổi tiếng: "Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu" của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh với phong trào "Những việc cần làm ngay" sôi nổi. Hồi ấy cả xã hội đâu đâu cũng nói đến câu chuyện mở cửa, câu chuyện đổi mới. Đồng thời với sự tiến bộ chung của xã hội có nhiều nhà văn trẻ xuất hiện với không khí khá tưng bừng. Bạn bè đồng nghiệp ngóng chờ tác phẩm mới của các tên tuổi mới hồn nhiên, bàn tán với nhau cũng đầy phấn khích. Báo Văn Nghệ được lên ngôi, được bạn đọc mê văn chương đón chờ từng số. Các bài phóng sự nóng hôi hổi với không khí đời sống mới đang mở cửa mang đầy sức sống. Các nhà văn hồi đó như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải… đã nổi tiếng về viết tiểu thuyết cự phách một thời, nay vừa được mở cửa cũng nhanh chóng chuyển sang truyện vừa, truyện ngắn nhộn nhịp xuất hiện các mô-típ mới, gần với đời sống hơn, sát với thực tế hơn. Lê Lựu với tiểu thuyết "Thời xa vắng" là cuốn tiểu thuyết gần như mở đầu cho tiểu thuyết thời kỳ đổi mới. Nhiều tác giả trẻ nhanh chóng chiếm lĩnh văn đàn trên các mặt báo văn chương và xã hội

Cứ tưởng không khí ấy sẽ diễn ra với nhịp độ nhanh hơn, lâu lâu tí, dài dài chút. Ai dè được đâu vài ba năm thì văn đàn ta xuất hiện mấy nhà ní nuận phê bình mà tôi gọi họ là các nhà "phang học". Họ nhân danh này, nhân danh nọ bắt đầu quất roi vào một số nhà văn đổi mới như là sự phát hiện ra những dấu hiệu xấu đối với nền văn học XHCN. Bắt đầu là cuộc hội thảo về nhà văn Nguyễn Minh Châu với những truyện ngắn mới của ông. Họ lên tiếng như là sự phản ứng của xã hội, mặc dù xã hội chưa hề có sự từ chối nào đáng kể đối với sáng tác mới của Nguyễn Minh Châu. Tôi nhớ như in cái buổi diễn ra cuộc hội thảo ấy, chiều đó anh Châu đến câu lạc bộ Quân đội uống bia như mọi hôm, nhưng hôm nay anh một mình cầm hai cốc bia lên ngồi trên dãy ghế của sân vận động sát đó, lúc ấy sân vắng hoe, chả biết anh nghĩ gì…

"Mở". Nói đến đây tôi mới thấy hé lộ cái sự bế tắc đang lăm le. Không! Anh bạn nhà báo của tôi khẳng định, không bao giờ có cái chuyện đã mở rồi lại sinh bế tắc. Mở cửa, mở lối, mở đường, mở mang, mở tất cả không gì bằng mở lòng, ông ạ. Phải nghĩ đến cái chuyện mở lòng thì ta mới nhận ra đường hướng lối thoát cho những cái nhìn hẹp hòi thiển cận của ta. Mở lòng ra ta sẽ hết đố kỵ ghen ghét, hết tỵ hiềm soi mói. Mở lòng ra ta biết ta đang nhận được chứ không phải đang mất đi. Hãy mở lòng ra ta sẽ đón nhận được cái đẹp, cái tốt, cái hay của người khác mà khi ta khép cửa khép lòng không bao giờ nhìn nhận được. "Mở".

Vâng! Đã có mở thì có khép. Có mở he hé. Có đóng nhè nhẹ. Có mở lập lờ. Có đóng đóng. Có mở mở. Có khép khép. Có đóng ập! Có khép chặt. Có mở toang. Có khép kín…

Hồi ấy tôi lại nhớ có vài người thấy xã hội mở cửa liền nhào ra, thoát ra được ngoài, khi người ta đóng cửa thì quay lại không kịp quay vào nên đành phải đứng ở ngoài.

Lại có một ít chạy ra không kịp ra thoát nên gặp lúc cửa đóng vừa quay vào bước vào không kịp nên bị kẹt giữa cửa!

Câu chuyện "mở" xem ra cũng lắm cảnh khôi hài. Vì vậy tôi mới đề cao cái sự "mở lòng".

Nhưng đã mở lòng thì không có lập lờ nhè nhẹ. Mở lòng ra hết u mê. Hết những cái nhìn thiển cận hẹp hòi. Và chỉ có mở lòng ra ta mới thực sự đã tự cứu được mình thoát khỏi lú lẫn nhăm nhăm nhằm cái vô tình của người khác mà xỉa xói chả khác nào ta tự bôi xấu bộ mặt mình vậy.

Tóm lại không mở gì bằng mở lòng. Ấy gọi là phép giải mã cho sự lúng túng của ta gặp thời mở cửa vậy.

TRUNG TRUNG ĐỈNH
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.