Hành trình của tiếp viên hàng không 9X... thành phi công

Khánh An (thực hiện) |

Từng là tiếp viên hàng không của hãng Emirates, Vũ Khánh Ly (sinh năm 1993, quê Đồng Nai) bất ngờ chuyển hướng học nghề phi công. Hiện tại, cô là cơ phó của Công ty Cổ phần Hàng không Pacific Airlines. Báo Lao Động có cuộc trò chuyện cùng nữ phi công Khánh Ly.

Cơ duyên nào đưa Khánh Ly đến với nghề tiếp viên hàng không, rồi sau đó lại “bẻ lái” sang nghề phi công?

- Việc tôi nộp đơn và thi vào Học viện Hàng không Việt Nam sau khi tốt nghiệp cấp 3 xuất phát từ sự hiếu kỳ của tuổi 18. Đến khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học, tôi vẫn chưa có hình dung cụ thể về công việc mình muốn làm tiếp theo là gì. Tôi không chắc mình có phù hợp với vị trí nào trong ngành hàng không hay không và muốn đi du học, theo học một ngành khác.

Trong thời gian chuẩn bị hồ sơ du học và làm luận án tốt nghiệp đại học, một người bạn thân đã khuyến khích tôi thử tham gia ứng tuyển ở bất kỳ vị trí nào trong ngành để trải nghiệm cũng như làm kỷ niệm trước khi chuyển ngành. Đó cũng là lý do tôi nộp đơn thi tuyển tiếp viên hàng không vào hãng Emirates.

Sau khi tham gia phỏng vấn và vượt qua các vòng thi, tôi nhận được lời mời làm việc cho hãng. Giữa hai lựa chọn du học và đi làm, tôi đã chọn qua Dubai huấn luyện và làm việc. Sau hơn 3 năm làm việc tại đây, tôi đã có những trải nghiệm tuyệt vời của tuổi thanh xuân. Và tôi thấy như vậy là đủ đối với mình. Tôi quyết định về nước để lập nghiệp.

Sáu tháng trước khi về nước, một số bạn bè, đồng nghiệp đã cho tôi lời khuyên về việc tiếp tục công việc đi bay, nhưng ở một vị trí khác. Tôi dành rất nhiều thời gian suy nghĩ, tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định. Cuối cùng, tôi xách vali bay sang Mỹ học phi công, bắt đầu hành trình huấn luyện căn bản tại Air Venture Flight Center. Ở tuổi 26, lại là con gái, nhiều người nói tôi sao mà gan quá!

Để được theo học tại Air Venture Flight Center, bạn phải trải qua những vòng sát hạch như thế nào? 

- Trước khi học phi công, tôi đã đi kiểm tra sức khoẻ hàng không loại 1 (tiêu chuẩn dành cho phi công) theo tiêu chuẩn Cục Hàng không Việt Nam. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất để đảm bảo bản thân mỗi học viên có phù hợp với nghề hay không.

Những tiêu chí đánh giá sẽ rất toàn diện như Chỉ số sức khoẻ trên chiều cao cân nặng, thính lực, thị lực, điện tâm đồ, tâm lý, tiền đình, siêu âm nội, xét nghiệm máu... Ngoài sức khoẻ là điều kiện tiên quyết, các bài kiểm tra về phản xạ, đa nhiệm (multitasking), trình độ tiếng Anh, khả năng tính toán căn bản về toán học, vật lý... cũng là những điều kiện cần có khi học phi công.

Sau hơn 3 năm làm tiếp viên hàng không, Khánh Ly quyết định sang Mỹ học nghề phi công. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sau hơn 3 năm làm tiếp viên hàng không, Khánh Ly quyết định sang Mỹ học nghề phi công. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Con gái học làm phi công, Khánh Ly có cảm thấy gặp nhiều khó khăn hơn so với các học viên nam? 

- Quá trình học để trở thành phi công có nhiều giai đoạn thử thách mà tôi khó có thể miêu tả bằng lời. Có những khi là yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, kỹ thuật tàu bay... gây ảnh hưởng đến lộ trình huấn luyện. Thế nhưng, những khó khăn mà tôi trải qua cũng đều là những điều mọi người trải qua - không có sự khác biệt giữa học viên nam và học viên nữ.

Để trở thành phi công chính thức như hiện tại, bạn phải trải sở hữu những loại bằng gì?

- Tôi hiện đang sở hữu Bằng lái tàu bay tư nhân (Private Pilot License), bằng bay phi công thương mại (Commercial Pilot License), bằng huấn luyện máy bay đa động cơ (Muiti Engine) và bằng huấn luyện chuyển loại tàu bay A320/321 (Type rating). Tôi đã tham gia các khoá học MCC (Multi-Crew Cooperation - Huấn luyện phối hợp tổ lái nhiều thành viên), JOC (Jet Orientation Course - Huấn luyện lái máy bay phản lực) và ATPL (Frozen Course - Airline Tranportation Pilot License - Lý thuyết vận tải hàng không).

Cảm xúc của bạn trong lần đầu được ngồi ở buồng lái với cương vị là một phi công chính thức?  

- Tôi chính thức về Việt Nam vào tháng 8.2021. Thế nhưng do dịch bệnh COVID-19 nên đầu năm 2022, tôi mới bắt đầu làm việc tại Pacific Airlines. Dù đã trải qua nhiều giờ huấn luyện trong buồng lái mô phỏng và đi bay quan sát trước khi chính thức vận hành một chuyến bay, thế nhưng lần đầu ngồi trong buồng lái với cương vị là một phi công chính thức, cảm giác trong tôi rất khó tả - vừa vui vừa áp lực. Cảm xúc này hoàn toàn khác so với lần đầu đi bay khi là tiếp viên hàng không.

Vậy theo bạn, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 vị trí công việc này là gì?

- Tiếp viên hàng không và phi công cùng có giờ làm việc giống nhau nhưng tính chất hai công việc khác nhau hoàn toàn. Với công việc tiếp viên, mọi người sẽ sử dụng năng lượng vào việc đảm bảo an toàn, an ninh giữa người với người. Kỹ năng mềm, sự tinh tế khéo léo của tiếp viên sẽ được ứng dụng tối đa để vừa có thể mang lại một trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, vừa đảm bảo được tiêu chí còn quan trọng hơn dịch vụ đó là an toàn bay.

Với công việc phi công, tính chất sẽ “khô khan” hơn. Phi công vận hành chuyến bay thông qua máy móc, thiết bị và tuân thủ những quy trình chặt chẽ của ngành hàng không trong nước và quốc tế, của hãng bay và các đơn vị khai thác đối tác liên quan. Vậy nên, ngoài kiến thức chuyên môn về vận hành tàu bay trong điều kiện bình thường và khẩn nguy, phi công thường xuyên phải trau dồi về quy định trong khai thác ở từng khu vực khác nhau hay những thời điểm khác nhau trong năm.

Khánh Ly yêu khoảnh khắc nào nhất khi đi bay? 

- Có những chuyến bay, máy bay sẽ bay thẳng về hướng mặt trời lặn. Tôi yêu nhất khoảnh khắc này bởi đấy là lúc bầu trời màu sắc nhất, rực rỡ nhất. Chúng tôi hay đùa nhau rằng, chasing the sun - đuổi theo mặt trời.

Nhiều người mặc định phi công là nghề của nam giới, Khánh Ly nghĩ sao về quan điểm này? 

- Những người mới gặp tôi lần đầu thường bất ngờ khi tôi giới thiệu về nghề nghiệp của bản thân. Họ hay hỏi: “Con gái mà làm phi công à”. Có thể thấy, trong quá khứ, dường như nghề phi công là nghề dành cho nam giới. Thế nhưng, không bởi vậy mà nữ giới lại không thể làm. Hiện nay, số lượng phi công là nữ giới cũng ngày càng nhiều hơn.

Những ngày không đi bay, bạn thường làm gì? 

- Ngày nghỉ phép của phi công phụ thuộc vào mật độ khai thác của hãng và lịch cá nhân. Phi công giữa các ngày làm việc liền sẽ có những khoảng nghỉ tuân thủ luật hàng không để phục hồi sức khoẻ trước khi bắt đầu những ngày làm việc tiếp theo. Ngoài ra, phi công cũng có những ngày nghỉ thay phiên nhau trong năm để bù cho các dịp lễ.

Mỗi khi có nhiều ngày nghỉ liền nhau, tôi thường tranh thủ về quê thăm gia đình, gặp bạn bè, du lịch ngắn ngày, thực hiện những sở thích cá nhân hoặc chỉ đơn giản là ngủ thật nhiều để chuẩn bị năng lượng cho những ngày sắp tới.

Những dự định trong tương lai của bạn đối với nghề phi công? 

- Là một phi công trẻ trong tuổi nghề, tôi luôn hy vọng mình sẽ giữ được lửa nghề thật lâu. Tôi tâm niệm rằng, bước vào nghề là bước vào sự nghiệp lâu dài, dự định gắn bó, cống hiến nghiêm túc. Hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ luôn là mục tiêu của tôi trong tương lai.

Xin cảm ơn Khánh Ly!

Khánh An (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường và “hậu trường” những chiến thắng

HUYÊN NGUYỄN - ANH TÚ |

Những năm tháng chiến tranh, lực lượng Không quân Việt Nam đã khiến các đối thủ phải thán phục! Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường (nguyên Trung đoàn trưởng Không quân trực thăng 917, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân) là một trong số ít phi công Việt Nam lái được nhiều loại máy bay trực thăng chiến đấu của Liên Xô, Mỹ, Pháp. Ông từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới phía Bắc.

Venture Aviation hiện thực hoá giấc mơ phi công

ĐÌNH TRƯỜNG |

Là đại diện tuyển sinh của APEX tại Việt Nam, tham gia công tác tư vấn, định hướng và hỗ trợ học viên từ giai đoạn đầu nhập học đến khi học viên hoàn thành khóa huấn luyện phi công tại Đài Loan (Trung Quốc), Venture Aviation sẽ hiện thực hóa giấc mơ phi công của bạn.

Từ cuộc gặp của những cựu phi công đến “Điện Biên Phủ trên không”

Việt Văn |

Cuối tháng 4.2022, một ngày như mọi ngày, đạo diễn, nhà biên kịch NSƯT Nguyễn Sĩ Chung lại ngồi vào bàn viết dù tuổi đã cao. Nhắc đến ông là nhắc đến hàng chục phim tài liệu ở nhiều mảng đề tài đa dạng khác nhau như “Một nét danh nhân” (phim về chủ tịch Hồ Chí Minh), “Hành trình cùng cách mạng” (phim về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh), “Ngã ba Đồng Lộc”, “Dòng điện không bao giờ tắt”, “Chốn quê”... Ngoài ra ông còn viết lời bình cho rất nhiều phim khác.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố 2 Nghị quyết về nhân sự

PHẠM ĐÔNG |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Bắc Kạn.

Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục nổi sóng mới

Linh Trang |

Hà Nội - Thị trường bất động sản huyện Đông Anh tiếp tục sôi sục với thông tin về hàng loạt dự án mới sẽ được triển khai trong tương lai.

Xuất hiện những căn biệt thự rao bán hàng tỉ đồng/m2

Lục Giang |

Phân khúc biệt thự đã thiết lập mặt bằng giá mới với giá rao bán lên đến hàng tỉ đồng/m2, mức cao nhất trên thị trường từ trước đến nay.

Dự án mở đường ở Hà Nội có gần 10 năm nhưng chưa thấy làm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2015 song dự án mở rộng ngõ 381 Nguyễn Khang đến nay vẫn chưa triển khai thi công, ảnh hưởng cuộc sống người dân.

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường và “hậu trường” những chiến thắng

HUYÊN NGUYỄN - ANH TÚ |

Những năm tháng chiến tranh, lực lượng Không quân Việt Nam đã khiến các đối thủ phải thán phục! Đại tá phi công Nguyễn Xuân Trường (nguyên Trung đoàn trưởng Không quân trực thăng 917, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không - Không quân) là một trong số ít phi công Việt Nam lái được nhiều loại máy bay trực thăng chiến đấu của Liên Xô, Mỹ, Pháp. Ông từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới phía Bắc.

Venture Aviation hiện thực hoá giấc mơ phi công

ĐÌNH TRƯỜNG |

Là đại diện tuyển sinh của APEX tại Việt Nam, tham gia công tác tư vấn, định hướng và hỗ trợ học viên từ giai đoạn đầu nhập học đến khi học viên hoàn thành khóa huấn luyện phi công tại Đài Loan (Trung Quốc), Venture Aviation sẽ hiện thực hóa giấc mơ phi công của bạn.

Từ cuộc gặp của những cựu phi công đến “Điện Biên Phủ trên không”

Việt Văn |

Cuối tháng 4.2022, một ngày như mọi ngày, đạo diễn, nhà biên kịch NSƯT Nguyễn Sĩ Chung lại ngồi vào bàn viết dù tuổi đã cao. Nhắc đến ông là nhắc đến hàng chục phim tài liệu ở nhiều mảng đề tài đa dạng khác nhau như “Một nét danh nhân” (phim về chủ tịch Hồ Chí Minh), “Hành trình cùng cách mạng” (phim về cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh), “Ngã ba Đồng Lộc”, “Dòng điện không bao giờ tắt”, “Chốn quê”... Ngoài ra ông còn viết lời bình cho rất nhiều phim khác.