Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Hưởng thụ và tận hưởng

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH |

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 vừa kết thúc trong đêm 28.8.2016 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP. Hồ Chí Minh). Hồi hộp chờ đợi bao ngày, cuối cùng thì vương miện cũng đã được trao cho người đẹp nhất. Đó là Đỗ Mỹ Linh - cô sinh viên 20 tuổi, đang học ở Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 vừa kết thúc trong đêm 28.8.2016 tại Nhà thi đấu Phú Thọ (TP. Hồ Chí Minh). Hồi hộp chờ đợi bao ngày, cuối cùng thì vương miện cũng đã được trao cho người đẹp nhất. Đó là Đỗ Mỹ Linh - cô sinh viên 20 tuổi, đang học ở Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

30 người đẹp đã trải qua nhiều vòng dự thi với nhiều tiêu chuẩn lựa chọn, và phải chờ đến vòng cuối cùng, với 5 ứng cử viên vào vòng thi ứng xử, Ban tổ chức mới chọn được tên "người đẹp trong số những người đẹp" để xướng danh. Đây cũng là thông lệ cho tất cả các cuộc thi người đẹp trong nước và quốc tế. Chất lượng trả lời câu hỏi ứng xử là căn cứ quan trọng nhất để quyết định lựa chọn ra cô gái "đẹp người và đẹp nết" trong cuộc đua đặc biệt này.

Bởi ứng xử ngôn từ là mặt biểu hiện rõ nét nhất năng lực, phẩm chất của mỗi cô gái, theo tiêu chí cần có về "công, dung, ngôn, hạnh".

Câu hỏi dành cho ứng viên Đỗ Mỹ Linh là "Nhiều bạn trẻ lấy việc làm việc hết mình, hưởng thụ tối đa làm phương châm sống, bạn có đồng tình với phương châm đó không?" Và đây là câu trả lời: "Khi đọc câu hỏi, em hơi băn khoăn về từ hưởng thụ. Nếu có thể, em có thể thay hưởng thụ bằng tận hưởng. Vì khi mình đã làm việc hết mình, mình xứng đáng được tận hưởng kết quả công việc mình đã làm".

Về câu trả lời này, nhiều người có thắc mắc là việc "thay từ" của Đỗ Mỹ Linh có thực sự hợp lý hay không? Bởi ta phân tích, sẽ thấy câu trả lời của Mỹ Linh có hai ý: 1) Đề nghị sửa lại một từ trong câu hỏi (thay hưởng thụ = tận hưởng) và 2) Câu trả lời là dựa theo nội dung câu hỏi đã chỉnh sửa.

Vấn đề đặt ra là, nếu chấp nhận đề nghị đổi từ của Đỗ Mỹ Linh thì có nghĩa là chấp nhận hai từ này không giống nhau về nghĩa.

Hưởng thụ và tận hưởng đều là hai từ Hán Việt. Hưởng thụ (hưởng: được dùng, thụ: nhận lấy) có nghĩa gốc là "nhận lấy để dùng cho bản thân mình" và hiện nay, trong “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, 2015), từ này được giải nghĩa là "hưởng của xã hội, trong quan hệ với cống hiến". Còn tận hưởng (tận: hết, trọn vẹn, hưởng: nhận lấy) có nghĩa là "hưởng cho trọn vẹn cái được hưởng" (“Từ điển tiếng Việt, đã dẫn”).

Như vậy, cả hưởng thụ và tận hưởng đều xuất phát từ nghĩa chính của từ "hưởng" (được nhận về, nhận lấy về mình lợi ích nào đó). Nhưng hưởng thụ là nhận lấy từ xã hội, cộng đồng (hưởng thụ quyền lợi, hưởng thụ vật chất khi đã có công lao, cống hiến...), ví dụ: "Sự đóng góp to lớn của vận động viên này thì những gì anh được hưởng thụ thật xứng đáng". Còn tận hưởng dùng chỉ ai đó "được tiếp nhận những lợi ích, những ưu đãi... một cách cao nhất, tốt nhất", ví dụ: "Sau bấy nhiêu năm xa cách, ông Ba lặng lẽ tận hưởng những tháng ngày ngọt ngào bên gia đình"; "Hãy tận hưởng giây phút thăng hoa của niềm vui chiến thắng"... Đấy là chưa nói, xét cho cùng, tận hưởng có ngữ nghĩa chỉ mức độ cao hơn hưởng thụ.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, từ hưởng thụ đã có sự khác biệt nhất định, không diễn tả sắc thái trung hòa mà đôi lúc, nghiêng về phía nghĩa không thực sự tích cực. Ta thường nghe nói: "Họ có làm được bao nhiêu đâu mà suốt ngày đòi hưởng thụ"; "Con người ta tầm thường đi bởi những hưởng thụ thấp hèn"; "Rất nhiều cán bộ, đảng viên ta đã tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau" (Hồ Chí Minh)... Với cách dùng như vậy, ai đó tự nói về mình với sự hưởng thụ nào đó thường không được coi là khiêm tốn, hoặc không thực sự được đánh giá cao (theo nguyên tắc "mình vì mọi người", có nói về "hưởng thụ" cũng nên nói một cách khéo léo). Cho nên, trong câu nói "Nhiều bạn trẻ lấy việc làm việc hết mình, hưởng thụ tối đa làm phương châm sống" thì từ hưởng thụ dễ làm cho người nghe không thiện cảm. Đỗ Mỹ Linh dùng từ "tận hưởng" cốt để "mềm hóa", làm nhẹ đi nội dung ngữ nghĩa của vế sau (được quyền nhận về mình thành quả đạt được). Dĩ nhiên, còn có một giải pháp khác. Trong ngữ cảnh này, nếu dùng "thụ hưởng" (thay vì dùng "hưởng thụ") là hoàn toàn được, thậm chí là hay hơn "tận hưởng".

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.