Hướng tới kỷ niệm 575 năm ngày sinh và 520 năm ngày mất của Vua Lê Thánh Tông: Một vị vua anh hùng tài lược…

PGS.TS TRỊNH SINH |

Cuộc hội thảo hấp dẫn, mặc dù là vấn đề khoa học với hơn 20 bài tham luận tưởng như khô khan, nhưng lại nói về một vị vua tài đức vẹn toàn, gây cho chúng ta nhiều điều suy ngẫm. Hội thảo đó để tôn vinh vua Lê Thánh Tông.

Vua là người mà sử gia Ngô Sỹ Liên ca ngợi hết lời trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư”: “Vua sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược”. Gần 6 thế kỷ trôi qua mà tầm nhìn chiến lược của Lê Thánh Tông vẫn đúng, về bảo vệ chủ quyền, về ngoại giao, về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chọn lựa người thực tài…

Có lẽ lịch sử nước ta sẽ ghi nhớ mãi câu của Lê Thánh Tông dặn dò: "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di". Ấy là vào năm Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ tư (1473) trong một dịp dặn dò đại thần Lê Cảnh Huy về đấu tranh ngoại giao với triều đình nhà Minh, Trung Quốc. Câu đó cũng là câu Lê Thánh Tông dặn dò mọi thế hệ con dân nước Nam từ bấy giờ và đến nay vẫn còn mang tính thời sự.

 

 Anh hùng quân đội - họa sĩ Lê Duy Ứng và bức chân dung vua Lê Thánh Tông vẽ tại Hội thảo của ông.

Rào giậu bờ cõi với phương Bắc cho kỹ, không mất một tấc đất nào, nhưng về mặt ngoại giao, vua lại có chính sách mềm dẻo, sai sứ sang cầu phong. Tuy vậy, nước Đại Việt luôn luôn bị nhà Minh khiêu khích. Một lần, tướng Quách Cảnh, Kim Ngô ở Vân Nam theo đường sông Hồng sang nước ta lấy cớ là đuổi bắt người trốn tránh, hòng dòm ngó đất đai. Khi tướng nhà Minh trở về, vua còn cho các đại thần làm thơ đưa tiễn, Lê Niệm, Hoàng Nhân Thiêm làm thơ, tự mình làm bài tựa để tiễn. Nhờ vậy mà trong những năm trị vì của Lê Thánh Tông, biên giới phía bắc được yên bình.

Vua còn trực tiếp ra trận, dẫn 26 vạn lính tinh nhuệ đi đánh Chiêm Thành. Năm Tân Mão (1471), vua vây thành Trà Bàn, bắt được Trà Toàn là vua Chiêm khi đó. Tháng 8 năm Kỷ Hợi (1479), nước Lão Qua xâm phạm biên giới phía tây của Đại Việt, vua đã sai thái úy Lê Thọ Vực làm Chinh Tây tướng quân đem theo 18 vạn quân đã phá tan được giặc. Chỉ sau đó 2 tháng, Lê Thánh Tông lại một phen đích thân cầm quân đi đánh dẹp lần nữa.

Lê Thánh Tông còn sai vẽ bản đồ địa giới Đại Việt. Đến năm Canh Tuất (1490), việc vẽ bản đồ đã cơ bản hoàn thành. Đại Việt được chia làm 13 xứ, so với trước đây thì có thêm một xứ mới là Quảng Nam là đất cũ của Chiêm Thành. Chính Lê Thánh Tông trong cuộc nam tiến năm 1470 đã có công sát nhập Quảng Nam vào Đại Việt. Nhà vua đặt tên vùng đất mới là Quảng Nam có nghĩa là đất mở rộng về phía nam. Ông cũng đặt cho đèo Hải Vân, con đèo ngăn giữa đất cũ và đất mới Quảng Nam tên gọi “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Có thể nói, Lê Thánh Tông là người có tầm nhìn xa, với sự mở rộng xứ Thừa Tuyên Quảng Nam, được coi như một cây cầu nối đến những vùng đất xa hơn về phương nam của người Việt, mở đầu cho việc khai khẩn tiếp tục sau này vùng Nam bộ của các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn.

Lê Thánh Tông còn là vị vua dựng nên một nhà nước pháp quyền vào loại tiến bộ nhất Đông Nam Á thời bấy giờ. Đó là bộ luật Hồng Đức. Bộ máy quan chức được tinh giản gọn nhẹ, nhờ thế, "Ăn hại đã không có, trách nhiệm lại rõ ràng. Như thế là cốt để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, uy quyền không bị lạm dụng, lẽ phải không bị lung lay, khiến trăm họ có thói quen theo đạo, giữ phép, không có lầm lỗi làm trái nghĩa, phàm hình".

Khi phát biểu trong lễ nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đánh giá cao vua Lê Thánh Tông và Bộ luật Hồng Đức, đặt nền móng cho hệ thống pháp luật nước ta từ rất sớm.

Lê Thánh Tông rất chú trọng đào tạo nhân tài cho đất nước. Với phương châm: “trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”. Trong thời nhà vua trị vì, đã tổ chức được 12 khoa thi, tuyển được 501 tiến sĩ, vượt xa bất kỳ triều đại nào trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Tên tuổi của họ được khắc trên bia đá trong Quốc Tử Giám. Câu văn bất hủ của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” được khắc vào bia đá, chính là ra đời trong thời Lê Thánh Tông và thể hiện tư tưởng của nhà vua.

Lê Thánh Tông còn là một nhà vua có đức lớn. Chính ông là người giải oan cho Nguyễn Trãi, sau khi trị vì được 5 năm và truy tôn là Tế Văn Hầu. Trong một bài thơ, vua còn ví tấm lòng Nguyễn Trãi sáng tựa sao khuê buổi sớm.

Chính sự giải oan của Lê Thánh Tông, mà ngày nay đã góp phần đưa Nguyễn Trãi thành danh nhân văn hóa được thế giới công nhận. Cuộc hội thảo về vua Lê Thánh Tông cũng là cơ sở để trình nhà nước và tổ chức UNESCO xem xét và công nhận danh nhân văn hóa thế giới cho ngài.

Cũng cần nói thêm, tổ chức hội thảo này có sự tham gia của nhiều Hội khoa học chuyên ngành, các trung tâm và đông đảo bà con dòng họ Lê Việt Nam. Bên cạnh các tiết mục văn nghệ tự biên, tự diễn, còn một “tiết mục biểu diễn” khá ấn tượng của anh hùng quân đội - họa sĩ Lê Duy Ứng. Trong chiến tranh, bị thương mù mắt, ông đã lấy máu vẽ chân dung Bác Hồ. Nay, không nhìn thấy gì, nhưng ông đã vẽ tại chỗ, tặng Hội thảo bức chân dung của Lê Thánh Tông hết sức sinh động.

PGS.TS TRỊNH SINH
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.