Khoa học và Công nghệ: Phát huy lợi thế vùng từ mạng lưới các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN

K.LINH |

Khoa học và CN (KHCN) là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của các tỉnh, thành phố và toàn vùng. Để đẩy mạnh hoạt động KHCN của vùng cần tạo tính liên kết trong hoạt động chuyển giao nghiên cứu khoa học, xây dựng mạng lưới liên kết giữa các Trung tâm ứng dụng, tạo cơ chế liên kết vùng hiệu quả để phát huy lợi thế vùng.

Làm chủ công nghệ

Theo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KHCN), tổng kinh phí hoạt động sự nghiệp KHCN của các Trung tâm trong năm 2015 là 153,5 tỉ đồng (giảm 0,8 tỉ đồng so với năm 2014). Giai đoạn 2015 - 2016, các trung tâm thực hiện 56 đề tài và 91 dự án trong các lĩnh vực chủ yếu gồm: Nông nghiệp, CN sinh học, CN thực phẩm, CN thông tin, xử lý môi trường… Tổng số kinh phí đề tài, dự án được phê duyệt là 216,6 tỉ đồng. Tính đến tháng 9.2016 các trung tâm đã thực hiện hợp đồng dịch vụ - tư vấn và ứng dụng, chuyển giao CN, mô hình trong các lĩnh vực với tổng số 3.338 hợp đồng có giá trị 63,8 tỉ đồng.

Giai đoạn 2014 - 2016, các trung tâm cũng đã làm chủ được 197 CN, trong đó tập trung ở một số lĩnh vực cụ thể như nông nghiệp chiếm 43,15%, CN sinh học chiếm 28,43%, CN thực phẩm chiếm 4,06%, xử lý môi trường chiếm 10,66%... Năm 2016, thống kê tổng số nhu cầu CN của các Trung tâm trong thời gian tới là 93 CN, trong đó cũng tập trung vào các lĩnh vực trên.

Hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN. Ảnh: Sở KHCN Lào Cai

Theo ThS. Đặng Thị Thủy - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao CN tỉnh Phú Yên, trong thời gian qua, các địa phương trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên (DHNTB) đã tiếp nhận, làm chủ nhiều CN để giải quyết các vấn đề cơ bản về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập trên diện tích hiện có tại địa phương; phát triển các sản phẩm lợi thế của Việt Nam như cây ăn quả có múi, hoa các loại; phát triển nuôi trồng thủy sản, bảo quản, chế biến nông, lâm, hải sản; khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống và nghề phụ; phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp; sản xuất giống và nuôi thủy sản với các hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi sinh thái; ứng dụng CN sinh học trong sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông sản an toàn…

“Một số đề tài dự án đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực trên địa bàn thực hiện, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, kết quả dự án đã được duy trì và nhân rộng làm tiền đề cho các chương trình phát triển KTXH khác của địa phương, nâng cao niềm tin và ý thức của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống” - bà Thủy nhấn mạnh.

Theo ông Trương Hoàng Phương - Giám đốc Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Cần Thơ, vùng ĐBSCL có 15 trung tâm ứng dụng, trung tâm CN sinh học được đầu tư về cơ sở vật chất thực hiện các nhiệm vụ KHCN, vai trò kết nối cung cầu CN, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng. Các trung tâm giúp Sở KHCN triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao CN trên địa bàn tỉnh, tổ chức các hoạt động dịch vụ và tư vấn KHCN; cầu nối giữa địa phương với các cơ quan và tổ chức KHCN ở Trung ương, các viện, trường đại học, doanh nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư; tổ chức khảo nghiệm để hoàn thành quy trình kĩ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương…

Cần phát huy vai trò điều phối

Tuy nhiên, theo bà Thủy, hoạt động KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng DHNTB-TN chưa được triển khai một cách toàn diện, chưa tác động đồng bộ đến các khâu sản xuất. Có CN sản xuất nguyên liệu tốt thì chưa có CN chế biến hiện đại tương xứng; tập trung sản xuất hàng hóa quy mô lớn thì vướng mắc về sự manh mún của các thửa ruộng, về triển khai đồng bộ, rộng khắp trong phòng trừ dịch bệnh, xử lý môi trường; về sự đồng nhất của chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ; sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt thì khâu sản xuất giống, chế biến còn hạn chế.

Ông Phương cũng cho biết, thực tế cho thấy hoạt động KHCN của các Trung tâm vùng ĐBSCL hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng của vùng, thiếu tính liên kết trong hoạt động chuyển giao nghiên cứu KHCN vào thực tiễn sản xuất. “Trong thời gian tới, hoạt động liên kết cần đi vào chiều sâu theo hướng lựa chọn, hoàn thiện và phát triển CN, sản phẩm CN, quy trình, kỹ thuật chủ lực của địa phương; đẩy mạnh kết nối cung cầu CN và phát huy vai trò điều phối của tổ chức kết nối vùng” - ông Phương cho hay.

Ngoài ra bà Thủy cho rằng, để sản phẩm phát triển hình thành chuỗi giá trị thì cần có sự ưu đãi từ các cơ chế, chính sách của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, địa phương là yếu tố quyết định để người trồng và nhà doanh nghiệp tin tưởng, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh.

K.LINH
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.