Không để mạng xã hội trở thành “vùng vô luật”

Tuệ Nhi |

Trước thực trạng về việc các cá nhân, tổ chức bị bôi nhọ trên mạng xã hội, nhiều chuyên gia nhận định: Đã đến lúc Việt Nam cần tìm những giải pháp và đưa ra những quy định rất cụ thể về việc quản lý mạng xã hội, không để mạng xã hội trở thành “vùng vô luật”.
TS. Lê Thị Thiên Hương - Đại học Poitiers, Pháp cho biết, tại Pháp, một nghị sĩ từng bị xử phạt 3.000 euro vì cho bạn đăng phát ngôn thù ghét trên trang cá nhân của mình. Một số người dùng mạng xã hội tại Pháp bị xử phạt khi có phát ngôn ủng hộ khủng bố hay kỳ thị sắc tộc. Nhưng ở Việt Nam, chuyện này dường như chưa được quan tâm đúng mực.
Chia sẻ một số giải pháp cho vấn nạn phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội tại Pháp, bà Hương nhấn mạnh: “Giải pháp đầu tiên chính là đặt ra khuôn khổ luật pháp rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc cho phát ngôn trên mạng xã hội. Không thể để mạng xã hội trở thành “vùng vô luật”. Ở Việt Nam các phát ngôn thù ghét không thiếu trên mạng xã hội như “thích thì chửi”, “không đồng quan điểm thì lăng nhục”. Vì vậy Việt Nam cần áp dụng các biện pháp để chống lại”.
Gần đây, mạng xã hội như Facebook cũng có những động thái tích cực chống phát ngôn thù ghét trên mạng, kêu gọi sự đoàn kết đề cao các giá trị nhân văn, khuyến khích sinh viên lập ra các chiến dịch chống các tư tưởng cực đoan. Các trang mạng xã hội hiện đều cài đặt chức năng “thông báo vi phạm” cho phép người dùng báo cáo những nội dung sai sự thật, kích động thù hận, song, việc xóa bỏ còn chậm, không nhiều và chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế, bà Hương cho hay.
Một giải pháp khác, ở quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn chính là việc năm 2016 Ủy ban Châu Âu đã đưa ra một “Bộ luật ứng xử”, trong đó các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội đưa ra hàng loạt cam kết chống lại phát ngôn thù hận trên mạng tại Châu Âu. Rõ ràng, ngoài các quy định pháp lý cụ thể và nghiêm khắc, các biện pháp nhằm vào việc xử lý nhanh chóng thông báo vi phạm, xóa nội dung vi phạm là điều cần thiết. Tuy nhiên, bà Thiên Hương cũng cho rằng việc cấm phát ngôn thù hận trên mạng hay việc tăng cường quản lý của cơ quan chức năng, nhà cung ứng dịch vụ không phải là giải pháp “đủ”. Giáo dục chính là một trong những giải pháp bổ sung và không kém phần quan trọng.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng - cho rằng bên cạnh xây dựng Bộ quy tắc ứng xử thì những giải pháp đi kèm như thực hiện nghiêm pháp luật và giáo dục nhận thức cũng rất cần thiết. “Đã đến lúc Việt Nam cần những quy định rất cụ thể về việc bị đe doạ bạo lực, bị vu khống... Bộ quy tắc ứng xử sẽ không hiệu quả nếu không có những giải pháp đi kèm, quan trọng nhất là xây dựng nền tẳng trụ cột vững chắc như tôn trọng ý kiến của người khác, tôn trọng quan điểm và cuộc sống của người khác, được phép lên tiếng ở một mức độ nào đó thay vì cho rằng có quyền trà đạp nên nhân phẩm của người khác. Các em học sinh cần được giáo dục ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, học sinh tôn trọng nhau, giáo viên tôn trọng học sinh..., không nên nghĩ chỉ là hành vi trên mạng mà một hành động của bạn có thể huỷ hoại cả một đời người”, TS. Giang nhận định.
Còn TS. Bùi Hải Thiêm - Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ, Ban quản lý khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội - cho rằng sẽ còn nhiều điều phải bàn và phải làm về việc này. Ông Thiêm cho biết, thực tế, hiện nay trong hệ thống quy định pháp luật Việt Nam đã có những đầy đủ các quy định để xử lý các vấn đề liên quan tới các thông tin xấu, độc hại và phát ngôn gây thù ghét, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng hiệu quả thực thi lại đang gặp khó khăn về nhiều mặt như công nghệ, địa lý, vùng miền, hệ thống quản lý chưa theo kịp, bản thân doanh nghiệp và người dân chưa ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình. Mặt khác, để xác định được đâu là xấu, là độc hại, là phát ngôn gây thù ghét thì lại có vô vàn những quan điểm, luồng ý kiến trái chiều nhau và cần rất nhiều thời gian để
xác định.
Tuệ Nhi
TIN LIÊN QUAN

Vụ hai phụ nữ bị đánh: Tạm giữ người tung clip lên mạng xã hội

Trường Sơn |

Liên quan việc điều tra làm rõ động cơ, mục đích vụ đánh hai phụ nữ rồi tung clip lên mạng xã hội, sáng nay (4.5), Công an TPHCM cho biết, đã triệu tập 5 người có liên quan và tạm giữ chủ nhân tài khoản faceboook "Phan Hùng" là Phan Sơn Hùng (SN 1984, ngụ quận Gò Vấp) - người tung clip trên lên mạng xã hội vào ngày 2.5.

Khởi tố TBT Tạp chí Môi trường và Đô thị cùng 7 thuộc cấp

NHÓM PV |

Thái Bình - Ông Đồng Xuân Thụ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam cùng 7 đối tượng dưới quyền bị khởi tố, bắt tạm giam.

Bà Nguyễn Phương Hằng sẽ dừng livestream và tổ chức sự kiện

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Trang tin của Khu du lịch Đại Nam thông báo, bà Nguyễn Phương Hằng dừng tổ chức sự kiện tại Đại Nam.

Israel tổng tấn công tại chiến trường lớn nhất Trung Đông

Bùi Đức |

Trong diễn biến mới nhất tại Trung Đông, quân đội Israel vừa thực hiện không kích lẫn tấn công bộ binh vào Dải Gaza khiến 32 người thiệt mạng.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Diễn biến mới vụ bức xúc vì các khoản thu ở Thanh Hóa

HÙNG DU |

Thanh Hóa - Liên quan đến sự việc phụ huynh bức xúc về các khoản thu, Phòng GDĐT thị xã Nghi Sơn đã xác minh, kiểm tra và yêu cầu Hiệu trưởng rút kinh nghiệm.

Cho thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Trần Đình Văn

ANH HUY |

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1184 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn.

Giá vàng nhẫn đảo chiều, bật tăng mạnh

Khương Duy |

Đúng như dự báo, giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 chiều nay đảo chiều tăng theo thị trường thế giới.