Không ngạc nhiên

“Mình thích thì mình viết thôi”

Hà Quang Minh |

Giới trẻ đang có một câu nói thành trào lưu, biến báo từ một câu trả lời phỏng vấn của Sơn Tùng M-TP. Đó là câu “mình thích thì mình… thôi” mà trong đó, dấu ba chấm kia được thay bằng một động từ.

Nó có thể là “mình thích thì mình vẽ lên thôi”; “mình thích thì mình ăn thôi”; “mình thích thì mình làm thôi”…

Câu nói ấy, có thể nào được dùng cho những phóng viên văn hóa văn nghệ của những tờ báo hay không, theo định dạng “mình thích thì mình viết thôi”, để nói về những đề tài mà họ lựa chọn trong đời sống văn hóa văn nghệ hôm nay? Có lẽ là không. Bởi họ không viết vì họ thích, mà họ viết vì thứ khác.

Nếu chúng ta gõ lên thanh tìm kiếm của Google dòng chữ “Góc phố danh vọng - Đêm hè sau cuối”, chúng ta sẽ nhận được 191 ngàn kết quả, mà ưu tiên đầu tiên là trang Fanpage trên Facebook của sự kiện này. Sau đó, ta gõ “Diamond show Đàm Vĩnh Hưng”, cũng trên thanh tìm kiếm của Google, chúng ta sẽ nhận được 1.570.000 kết quả, mà ngay ở trang hiển thị đầu tiên, toàn là các đường dẫn tới các bài báo viết về sự kiện đó, kể cả việc Đàm Vĩnh Hưng bị rách chân phải khâu trong một đêm chạy chương trình.

Hai số liệu kia nói lên điều gì? Đó là sự tương phản ghê gớm giữa sự quan tâm của báo chí đối với hai sự kiện cùng diễn ra ở một quãng thời gian với nhau. “Góc phố danh vọng” và “Đêm hè sau cuối” là hai vở nhạc kịch, vô cùng đàng hoàng, sạch sẽ, hấp dẫn, chất lượng và đầy tính nghệ thuật của đạo diễn trẻ Phi Phi Anh. Còn “Diamond Show” thì chắc chúng ta không cần nói đến nữa làm gì. Độ phủ sóng trên các mặt báo của nó đã nói lên tất cả rồi.

Đồng ý là những sự kiện giải trí bao giờ cũng thu hút khán giả đại chúng (mass) hơn nhiều so với các sự kiện nghệ thuật đơn thuần. Và cũng đồng ý luôn là báo chí phải chạy theo thị hiếu người đọc đại chúng (mass) nên sẽ phải kiếm tìm những đề tài nóng từ giới giải trí mà trong đó các ông hoàng, bà chúa, hoàng tử… trở thành từ khóa thu hút. Nhưng chúng ta không thể đồng ý với việc quá quan tâm đến cái đại chúng mà bỏ mặc những thứ đáng được trân trọng, nhất là khi chúng ta là người cầm bút, viết về văn hóa nghệ thuật, và đi đâu cũng giới thiệu “tôi là phóng viên văn hóa văn nghệ”.

Những thứ tinh hoa như nhạc kịch, thính phòng, giao hưởng tất nhiên vô cùng kén khách nhưng vì thế, nó cần phải nhận được sự ưu ái nhất định từ những người cầm bút. Chính những bài viết giới thiệu, phê bình, phân tích các buổi trình diễn nghệ thuật cấp cao ấy sẽ là mạch khơi thông tri thức để khán giả đại chúng (mass) tiếp cận và hiểu biết hơn về những loại hình nghệ thuật cấp cao ấy. Đó chính là nhiệm vụ của người cầm bút mà ngạc nhiên thay, ai cũng giũ bỏ nó một cách dễ dàng trong một xã hội ngày càng nhốn nháo hơn, và hàng chợ hơn.

Ấy vậy mà mỗi khi một đơn vị nào đó mở ra một diễn đàn về nghệ thuật và công chúng chẳng hạn, sẵn sàng có rất nhiều phóng viên văn hóa văn nghệ “chém gió” như đúng rồi về cái gọi là “nỗi đau của những người làm nghệ thuật trước cơn bão thị trường”. Nỗi đau ấy tại sao không được chuyển hóa thành con chữ trên ngòi bút? Đừng nói đến chuyện viết về những sự kiện ấy không được biên tập duyệt đăng, hay không đủ “đất” để đăng tải. Tất cả chỉ là ý thức của người viết không có chút bận tâm nào đến những sự kiện đó mà thôi, hay nói đơn giản, theo cách hơi thẳng thừng, viết về chúng, chẳng có lợi gì.

Cái show 12 tỉ của Đàm Vĩnh Hưng tất nhiên có giá trị kinh tế lớn hơn một vở nhạc kịch của Phi Phi Anh. Nhưng vấn đề đặt ra có phải chỉ là kinh tế hay không? Đúng là giải trí là một ngành công nghiệp, mà đã là ngành công nghiệp thì phải nhắc đến doanh số, lợi nhuận… Nhưng kinh tế phát triển mà văn hóa không có thì đó là sự phát triển kiểu gì? Lý giải cho một xã hội ngày càng thô lỗ hơn, có lẽ bắt nguồn từ đây cũng không sai.

“Mình thích thì mình viết thôi” không phải là nguyên nhân mà giới phóng viên văn hóa văn nghệ lựa chọn đề tài trong công việc thường nhật của họ. Nguyên nhân nằm ở chỗ khác, cụ thể hơn nhiều. Đó là sự kiện nào mời mọc tốt hơn, chăm sóc tốt hơn bằng những quà cáp giá trị hơn, sự kiện đó chắc chắn sẽ được ưu ái. Thậm chí, không ít tờ báo còn sẵn sàng “bán” một bài viết với giá cụ thể ra sao, như thế nào và từ đó, nó dẫn tới tình trạng có nhiều nhân vật giải trí hành động theo kiểu “mình thích thì mình mua thôi”.

Và ngay cả cái câu “mình thích” kia nó cũng nói lên tất cả. Vâng, một câu trả lời phỏng vấn của một nhân vật giải trí bỗng thành tuyên ngôn thời thượng. Còn những thông điệp ý nghĩa của những nghệ sĩ có tâm, có tầm và có nghề thì sao? Không ai lắng nghe, chẳng ai thấu hiểu…


Hà Quang Minh
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.