Mối “lương duyên” Nga - Philippines

VÂN ANH (Theo The Diplomat) |

Nga và Philippines đang theo đuổi các mối quan hệ an ninh và kinh tế chặt chẽ hơn.

Ngày 3.1.2017, hải quân Nga triển khai 2 tàu chiến đến Philippines. Theo Chuẩn Đô đốc Nga - Eduard Mikhailov, việc triển khai nhằm mục đích giới thiệu công nghệ quân sự của Nga cho hải quân Philippines và đặt nền móng cho các cuộc tập trận chung với nước này. Manila hoan nghênh việc triển khai và Tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi thắt chặt liên kết an ninh với Moskva.

Mặc dù Nga có thể không đồng ý một liên minh quân sự ràng buộc với Philippines, nhưng mối quan hệ Moskva - Manila chắc chắn sẽ được tăng cường đáng kể trong năm 2017. Khi nền kinh tế Philippines phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo kinh doanh Nga nhìn thấy cơ hội thúc đẩy đối tác thương mại tốt hơn với Manila.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa phong cách lãnh đạo của Tổng thống Duterte và người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, cùng với việc Nga sẵn sàng xuất khẩu vũ khí hiện đại sang Philippines, cũng đã củng cố thêm triển vọng cho mối quan hệ an ninh giữa hai nước.

Mặc dù về mặt lịch sử, Nga sở hữu mối quan hệ thương mại về dầu khí hạn chế với Philippines, song các nhà hoạch định chính sách Nga gần đây đã bắt đầu coi Philippines như một trụ cột trong chiến lược gắn kết kinh tế với ASEAN của họ. Sự thay đổi quan điểm này được kích hoạt bởi sự khởi sắc kinh tế của Philippines trong những năm gần đây, với mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2016, nhanh nhất Đông Nam Á.

Mặc dù các cuộc đàm phán thương mại giữa các nhà ngoại giao Nga - Phi bao trùm một loạt ngành công nghiệp, song các nhà đầu tư Nga coi nông nghiệp của Philippines là khu vực hợp tác đặc biệt hấp dẫn. Trong hội nghị APEC tháng 11.2016 ở Peru, Nga đồng ý tăng nhập khẩu nông sản Philippines từ 46 triệu USD lên 2.5 tỉ USD mỗi năm.

Bộ trưởng Thương mại Philippines - Ramon Lopez - thông báo rằng, việc mở rộng thương mại này sẽ đạt được thông qua sản lượng nhập khẩu chuối và xoài tăng lên. Chính phủ Philippines cũng làm việc tích cực để thu hút du khách Nga. Mặc dù vẫn thua Thái Lan, Việt Nam và Campuchia về số lượng du khách Nga, song thỏa thuận hàng không Nga - Phi năm 2015 đã thúc đẩy du lịch giữa hai nước.

Những mối liên kết thương mại du lịch hấp dẫn khiến một số nhà phân tích Nga cho rằng, Philippines có thể trở thành chìa khóa trong tham vọng của Nga để tiến tới một thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu (EEU) và ASEAN. Ý tưởng này đã nhận được phản hồi tích cực từ các nhà hoạch định chính sách của Philippines.

Mặc dù nhiều nhà phân tích phương Tây mô tả việc Philippines ngả sang Nga là sự rạn nứt chưa từng có tiền lệ của liên minh Washington - Manila, song nếu xem xét kỹ hơn sẽ thấy rằng, các nhà hoạch định chính sách của Philippines đã coi Nga là một đồng minh tiềm năng trong từ hàng chục năm qua.

Năm 1976, Tổng thống Philippines - Ferdinand Marcos - thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Bước đột phá ngoại giao này là do ông Marcos sợ Mỹ từ bỏ can dự khỏi Đông Nam Á, và ông tin rằng Liên Xô có ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sau khi Việt Nam thống nhất đất nước.

Tuy nhiên, cách tiếp cận ngoại giao của ông Marcos với Liên Xô hầu như không thành công do nền kinh tế của Philippines phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ.

Bất chấp thất bại này, cách tiếp cận ngoại giao của Tổng thống Duterte với Moskva có thể có tác động bền vững với quỹ đạo chính sách đối ngoại của Philippines vì hai lý do.

Một là, một số nhà phân tích Philippines đã nhấn mạnh vào sự hiệp trợ sâu sắc giữa phong cách lãnh đạo của ông Putin và Duterte. Jaime Bautista, cựu đại sứ Philippines tại Nga gần đây cho rằng, ông Duterte ngưỡng mộ tài năng của ông Putin giữ cho nước Nga ổn định, bất chấp những thách thức chính trị to lớn và áp lực kinh tế. Sự tương đồng giữa hai nhà lãnh đạo còn là cách tiếp cận cứng rắn của ông Duterte trong việc gìn giữ trật tự luật pháp ở Philippines và của ông Putin trong phòng chống tội phạm ở Nga vào đầu những năm 2000.

Ông Duterte cũng công khai ca ngợi ông Putin vì đã sẵn sàng thách thức trật tự pháp lý quốc tế do phương Tây chi phối. Ngày 17.11.2016, ông Duterte gọi Tòa án Hình sự Quốc tế là "vô dụng" và tuyên bố rằng, Philippines có thể theo bước Nga rút khỏi tổ chức này nếu phương Tây tiếp tục chỉ trích chiến dịch chống ma túy của ông.

Thứ hai, quyết định gần đây của Mỹ không bán cho Philippines 26.000 khẩu súng trường khiến Manila coi Moskva là một nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy. Máy bay Su-25 và Yak-130 của Nga đặc biệt hấp dẫn với quân đội Philippines. Nhà báo Rakesh Simha cũng lưu ý trong bài viết gần đây rằng, Nga có thể cung cấp cho hải quân Philippines tàu mang tên lửa tầm ngắn. Những tàu này đã được quân đội Nga sử dụng có hiệu quả ở Syria, và có thể giúp quân đội Philippines bảo vệ các tuyến đường biển của mình.

Nếu ngân sách quốc phòng mà ông Duterte đề xuất tăng 14% có hiệu lực, các nhà thầu quốc phòng Nga sẽ có thể tăng đáng kể số tàu bán cho Manila, vì công nghệ hải quân của Nga có chất lượng tương đương Mỹ nhưng giá thấp hơn nhiều.

Cách tiếp cận của Nga với Philippines có thể trở nên phức tạp hơn vì sự tan băng trong quan hệ Mỹ - Phi khi ông Donald Trump lên nắm quyền, kéo theo nới lỏng hạn chế bán vũ khí cho Manila. Nhưng học thuyết độc lập trong chính sách đối ngoại của ông Duterte sẽ cho phép Manila duy trì quan hệ đối tác an ninh với cả Moskva và Washington trong tương lai gần.

Ngay cả khi chính sách đối ngoại của Philippines có thể sẽ tiếp tục xoay quanh mối quan hệ của ông Duterte với cả Mỹ và Trung Quốc, thì Nga vẫn có cơ hội sáng sủa để thiết lập quan hệ đối tác an ninh và kinh tế bền vững với Philippines. Một cách tiếp cận ngoại giao thành công của Nga với Philippines sẽ gia tăng ảnh hưởng của ông Putin trong ASEAN và củng cố khả năng của Nga trong các dự án năng lượng ở Biển Đông trong những năm tới.

VÂN ANH (Theo The Diplomat)
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.