Văn hóa - Xã hội

Nghệ sĩ Nguyễn Thị Châu Giang: “Đã đến lúc tôi phải “trao” lại”

Kim Anh thực hiện |

Đó là điều mà nghệ sĩ dương cầm Nguyễn Thị Châu Giang ngộ ra và thực hiện trong một vài năm gần đây. Những chuyến đi và về giữa Hà Nội và New York của chị chưa bao giờ chỉ đơn giản là để giải quyết nỗi nhớ gia đình, bạn bè, và Hà Nội.

Tự thấy mình là người may mắn vì từ bé tới giờ luôn nhận được sự quan tâm, được tạo nhiều cơ hội trong sự nghiệp và cuộc sống, chị cho rằng, đã đến lúc phải san sẻ những cơ hội ấy cho người khác, bởi “mình làm cho ai hạnh phúc thì mình cảm thấy hạnh phúc hơn”.

Có thể nói, Châu Giang là một trong những nữ nghệ sĩ tài sắc vẹn toàn. Khởi đầu sự nghiệp của chị gắn với cây đàn piano. Nhiều người trong và ngoài nước biết đến chị cũng với vai trò pianist - được mời đi biểu diễn dài ngày ở nhiều nước trong khu vực. Thế nhưng, giờ thì nhiều người lại biết đến chị như một nghệ sĩ sáng tác cho phim (ở Mỹ) và là họa sĩ khá đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ chưa từng học vẽ, nhưng những bức tranh của chị đã được trưng bày tại một bảo tàng trên thế giới - bảo tàng Monaco, được in thành sách, được một hãng sản xuất sôcôla nổi tiếng và đắt tiền nhất thế giới của Bỉ - hãng "Mariebelle" - mua bản quyền để in thành những vỏ hộp và giấy gói kẹo… và giờ còn đang được in trên những chiếc khăn lụa… Dường như Châu Giang thu hút ánh nhìn của mọi người không phải chỉ bởi gương mặt mà còn bởi điều gì đó từ thần thái, năng lượng của chính mình. Chị bảo, “tôi không thể làm được một thứ (ý là công việc - PV) vì như thế sẽ rất dễ bị nhàm chán và không hiệu quả. Tôi cứ liên tục vẽ, chơi đàn hoặc sáng tác, đọc sách, nấu ăn, khâu vá… Người ta gọi đó là bệnh, bệnh nghiện làm việc. Càng đọc tôi lại càng thấy cái gì mình làm cũng có một câu trả lời, thấy thông thoáng lắm, không bị dằn vặt kiểu như tại sao người ta làm thế này với mình? Và chẳng bao giờ thấy phiền hà, phiền muộn gì hết. Mọi việc đều có lý do của nó…”.

Theo chị, những thành công hôm nay là kết quả của bệnh nghiện làm việc hay đơn giản là sự may mắn luôn mỉm cười với chị?

- Có lẽ là cả hai. Nhưng phần lớn là do lao động mà có. May mắn chỉ là cơ hội, nếu không biết tận dụng cơ hội, lao động miệt mài thì khó mà thành công. Vì thế, khi cuộc sống bắt đầu ổn định, tôi muốn trao lại một chút. Trao cơ hội cho những người đi sau…

Chị chọn cách “trao” lại như thế nào?

- Tôi rất thích quan sát, đi đến đâu tôi cũng tìm hiểu xem tại sao người ta giỏi, người ta làm được thế? Rồi liên tưởng đến đất nước mình và thấy có rất nhiều cơ hội để có thể giúp đỡ được mọi người. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ ở lại đâu đó không phải là đất nước VN. Tôi cũng là người đi nhiều và trong những chuyến đi ấy, không phải chỉ là để hưởng thụ nền văn minh, văn hóa nước người mà luôn day dứt làm thế nào để góp phần nhỏ bé của mình để phát triển văn hóa nước nhà. Nói thế nghe có vẻ “to tát”, nhưng tôi cho rằng, người làm được việc có ích nhất không phải là những người làm việc lớn mà là người làm nhiều việc nhỏ, truyền cảm hứng cho người khác. Ai cũng có ước mơ và chỉ cần thực hiện được 3, 4 phần ước mơ của mình thôi cũng tốt rồi. Nhưng ước mơ cũng cần phải có hy vọng. Hy vọng - ở khía cạnh nào đó chính là cảm hứng. Tôi muốn làm thế nào để thay đổi, giúp đỡ được những người đi sau và muốn công sức mình bỏ ra mang lại lợi ích nào đấy cho những người cũng có những ước mơ, hy vọng như mình.

Chị có thể nói rõ hơn?

- Tôi sẽ giúp cho các nghệ sĩ VN ra nước ngoài bày tranh, quảng bá cho thế giới biết hội họa của VN như thế nào để từ đó họ hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của VN. Về âm nhạc, tôi cũng dự tính mời những nghệ sĩ nổi tiếng thế giới về VN biểu diễn. Các dàn nhạc giao hưởng của VN ở Đông Nam Á là dàn nhạc mạnh, nhưng so với các khu vực khác thì tôi vẫn chưa đủ tự tin để giới thiệu ra nước ngoài.

Tác phẩm của Nguyễn Thị Châu Giang.

Sống ở Manhattan - một trong những quận giàu có nhất (bao gồm cả văn hóa) của New York, có cơ hội được tiếp xúc, quen và làm bạn với nhiều người nổi tiếng… Điều chị học được ở họ là gì?

- Nói về âm nhạc thôi nhé! Điều tôi ái ngại nhất là ai cũng nghĩ rằng nhạc giao hưởng là loại âm nhạc dành cho ai đó chứ không phải dành cho mình. Tôi cho rằng, VN cần hướng đến đối tượng du lịch có tri thức cao. Cụ thể là những người đến VN không chỉ để ăn, ngắm cảnh và đi mua hàng. Nhiều khi, bạn bè tôi, có những người bay từ New York sang London hay Paris chỉ để nghe một đêm giao hưởng. Đó mới là những tầng lớp tiêu tiền nhiều và nghĩ đến chuyện đầu tư, làm ăn ở một đất nước mà người ta bị thu hút bởi văn hóa của nước đó. Chủ các Cty lớn của VN, nếu có tầm nhìn xa, muốn có nhiều giao dịch thương mại thì cũng phải đầu tư vào văn hóa từ bây giờ. Vì thế, tôi cũng đang có ý tưởng sẽ bắt đầu bằng việc nhỏ là sẽ mua một chiếc ghế (chỗ ngồi cố định) ở phòng Hòa nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia VN trong suốt cả năm, đồng thời kêu gọi bạn bè cùng làm như vậy. Giả sử, mỗi chiếc ghế là 10 triệu/ năm, kêu gọi được 50 người bạn thì mỗi năm cũng có khoảng 500 triệu, giúp các nghệ sĩ làm được khá nhiều việc. Không những thế, đảm bảo nhà hát lúc nào cũng đông và tạo ra phong trào và khi ấy, chắc chắn mọi người sẽ cảm thấy tự hào và sung sướng khi sở hữu một tấm vé nghe hòa nhạc ở Học viện Âm nhạc Quốc gia hay ở Nhà hát Lớn… Tôi nghĩ, chúng ta thừa khả năng làm được như thế. Hiện VN có rất nhiều người giàu có, vậy tại sao không đầu tư cho văn hóa - vì đất nước?

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

 

Kim Anh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.