Nghĩ khác, làm khác trong xu thế chuyển đổi số

Đỗ Lê Thăng |

“Chuyển đổi số” - từ khóa có hơn 30 triệu kết quả tìm kiếm trên Google đã đè bẹp một từ rất gần nghĩa với nó: Từ “tin học hóa” tạo ra chưa đầy 1 triệu kết quả tìm kiếm. Khắp nơi trên các diễn đàn, hội thảo, dù có chút liên quan hoặc thậm chí không liên quan tới công nghệ số, từ “chuyển đổi số” được mang ra như lá bùa cho yêu cầu đổi mới.

“Chuyển đổi số hay là chết”

Không chuyển đổi số là chết! Nghe thật sợ. Vậy là chuyển đổi số: Đầu tư cho công nghệ số. Hệ thống, phần mềm hoạt động trơn tru. Quy trình được cải tiến. Nhân sự được gửi đi tập huấn, đào tạo. Tin bài xuất bản lên web, lên app, lên nền tảng mạng xã hội... ầm ầm. Rồi seeding (thả link) tin bài khắp cõi mạng. Báo cáo views tăng khả quan. Kết quả chuyển đổi số thật tuyệt.

Nhưng, doanh thu ở mảng truyền thống từ sứt mẻ đến rơi tự do. Doanh thu từ chuyển đổi số vẫn ở thì... kỳ vọng. Theo Sách trắng Công nghệ Thông tin Truyền thông năm 2021, cả nước có 779 cơ quan báo chí với 39.360 lao động (chưa bao gồm phát thanh, truyền hình). Và doanh thu của gần 800 cơ quan này năm 2020 là 4.877 tỉ đồng, tức doanh thu đầu người ở ngành này là hơn 10,3 triệu đồng/ tháng. Cần lưu ý rằng, con số hơn 10 triệu đồng/ tháng là giá trị doanh thu tạo ra trên đầu người chứ không phải thu nhập trên đầu người ở ngành báo chí. Khó có thể nói giá trị doanh thu này cho ngành báo chí làm vui lòng các nhà báo.

Lại nhưng, tín hiệu tích cực là báo chí đang buộc phải đổi mới, dù có lẽ bị cơn bão chuyển đổi số cuốn vào vòng thay đổi.

Báo chí và vòng xoáy từ Internet

Internet vào Việt Nam từ năm 1997. Nhưng phải tới khoảng 2003, với sự ra đời của kết nối ADSL, mức độ phổ biến ra đông đảo công chúng được xác lập. Tính chẵn, tới nay chừng 20 năm báo chí Việt Nam và cộng đồng bạn đọc sống chung với Internet.

Giai đoạn trước 2013, một số tổng biên tập báo có phiên bản báo điện tử rất phấn khởi bởi những hiệu ứng tích cực mà phiên bản online mang đến, gồm cả doanh thu tăng thêm và hiệu ứng lan tỏa thông tin mà ấn bản trực tuyến tạo ra. Đa phần các tổng biên tập còn lại, dù chưa có phiên bản báo điện tử hay đã sở hữu một phiên bản điện tử ở mức khiêm tốn, vẫn có thể vững tâm bởi doanh thu từ các mô hình kinh tế báo chí truyền thống chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Tuy vậy, năm 2014 chứng kiến sự thăng hoa của doanh thu quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng xuyên biên giới. Đó là lần đầu tiên doanh thu của nhóm Big4 (VnExpress, VC Corp, VNG, 24h), dù tăng trưởng về giá trị nhưng tỉ trọng giảm từ trên 70% thị phần quảng cáo trực tuyến trở về mức dưới 30%. Google và Facebook đột ngột trồi lên ở thị trường Việt Nam và “ngoạm” phần lớn miếng bánh quảng cáo số.

Và không chỉ có Google và Facebook, các nền tảng số xuyên biên giới khác từ thời điểm đó liên tiếp thâm nhập vào Việt Nam, vừa thúc đẩy sự bùng nổ của thị trường quảng cáo số và các mô hình kinh doanh trực tuyến khác, vừa hấp thụ luôn phần lớn các giá trị mà họ góp phần tạo ra theo cái kiểu “Nhất ăn tất” (Winner takes it all). Kéo theo đó là sự sụt giảm của các mô hình truyền thông, quảng cáo truyền thống.

Một xu hướng xuất hiện từ năm 2009 góp thêm cho sự bùng nổ của các dịch vụ số là sự chào đời của 3G. Và từ đó, cước kết nối Internet di động và giá thiết bị di động thông minh ngày càng rẻ. Xu hướng này phát triển vào những năm 2013 - 2014 và tiếp tục tới nay, cùng với sự phát triển rực rỡ của các nền tảng số như Google, Facebook, Instagram và gần đây là TikTok, đã kéo tuột khỏi tay phần lớn nguồn thu quảng cáo của hầu hết các báo. Từ đó tới nay, “mô hình kinh tế báo chí nào?” trở thành câu hỏi ngày càng lớn nơi các tổng biên tập ở nền báo chí Việt Nam.

Mô hình kinh doanh gặp... khó

Với vị trí là đơn vị sự nghiệp, mô hình kinh doanh của cơ quan báo chí sẽ giúp giảm chi ngân sách và đóng góp cho công nghiệp sáng tạo số.

Sẽ là ngoài khả năng của người viết trong việc nêu mô hình kinh tế hiệu quả và phù hợp cho các cơ quan báo chí ở thời người người, nhà nhà nói chuyển đổi số. Dẫu vậy, chứng kiến sự “hoang mang” trong quá trình chuyển đổi số ở ngành báo chí Việt Nam, người viết xin được chia sẻ một vài cách tiếp cận từ góc nhìn nguồn doanh thu.

Doanh thu quảng cáo một thời từng là nguồn thu chủ yếu của nhiều cơ quan báo chí trong 779 tờ báo tại Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên tắc 80 - 20 (80% doanh thu rơi vào tay vài “ông lớn” dẫn đầu mỗi lĩnh vực và tất cả những “người chơi” còn lại ở sân chơi ấy chia nhau 20% ít ỏi còn lại) đã trở thành thực tế khốc liệt ở ngành Internet. Thực tế, tại Việt Nam, miếng bánh quảng cáo số đang nằm trong tay vài nền tảng xuyên biên giới. Chỉ vài tờ báo tạo được doanh thu quảng cáo số hiệu quả. Đại đa số tờ báo còn lại doanh thu quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo số, ở mức thấp.

Nhìn từ việc “trả tiền để mua nội dung”, mô hình thu phí người đọc trên môi trường số được vài tờ báo áp dụng dè dặt nhưng chưa có dấu hiệu khả quan. Trong khi đó, doanh số bán báo giấy đã gần như chạm đáy!

Quảng cáo và bán báo, vốn là hai nguồn thu chủ lực của báo chí, nay ở thế vô cùng khó khăn.

Rồi sẽ phải... ló cơ hội

Nhìn lại những năm 2000, VietnamNet đã phát triển bùng nổ không phải với doanh thu từ bán báo và quảng cáo. Doanh thu từ kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền viễn thông (VAS) dựa vào cộng đồng bạn đọc đông đảo đã làm nên thành công cho tờ báo này. Có thể coi đây là điểm khác đầu tiên của mô hình doanh thu cho kinh tế báo chí trên thế giới số.

Nhìn vào các doanh nghiệp khởi nghiệp ở từng lĩnh vực trên môi trường số, báo chí có thể tham khảo không ít mô hình tạo nguồn thu hiệu quả trong sự phát triển của nền kinh tế số.

Kinh tế số của Việt Nam năm 2022 đạt mức 23 tỉ USD (hơn 500 nghìn tỉ VNĐ) và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên 30% mỗi năm và dự báo đạt 100 tỉ USD vào năm 2030 - dữ liệu từ báo cáo của Google, Temasek và Bain&Company. Và trong nền kinh tế số, “dẫn chất” chính là nội dung (content) - thế mạnh của báo chí. Nhìn vào báo cáo này, doanh thu của online media năm 2022 đã đạt 4,3 tỉ USD (hơn 100 nghìn tỉ VNĐ). Con số này trong tương quan gần 5 nghìn tỉ VNĐ doanh thu từ 779 tờ báo cho thấy một dư địa còn rất lớn cho “đổi mới sáng tạo” trong các cơ quan báo chí.

Truyền thông đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh tế số. Bởi vậy, ngoài quy mô ngành online media, các cơ quan báo chí có thể tìm cho mình vị trí ở những ngành như du lịch trực tuyến (đang có quy mô 2 tỉ USD), thương mại điện tử (14 tỉ USD), vận chuyển và giao đồ ăn (3 tỉ USD).

Nguyên tắc 80 - 20 ngự trị ở lĩnh vực quảng cáo số nhưng đang có những chuyển động ngược chiều với xu hướng phi tập trung (decentralize). Thế giới web3 - Internet của giá trị - đang hình thành mà ở đó, thế giới vẫn phẳng và kết nối nhưng giá trị của sự khác biệt, chuyên sâu từ cá nhân hóa, địa phương hóa đang từng bước được phát huy.

Theo góc nhìn của người viết, đã tới lúc các cơ quan báo chí tìm kiếm và tuyển dụng người trẻ có năng lực ở lĩnh vực kinh doanh công nghệ, tạo mô hình các dự án startup trong chính cơ quan báo chí. Tranh thủ vị thế của cơ quan báo chí với sự cộng hưởng của các tài năng kinh doanh và công nghệ có thể giúp cơ quan báo chí nghĩ khác, làm khác phù hợp với một bối cảnh đã khác hoàn toàn so với 20 năm trước.

Đỗ Lê Thăng
TIN LIÊN QUAN

Chuyển đổi số, áp dụng công nghệ là vấn đề sống còn của báo chí

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Báo chí Việt Nam phải thực sự chuyên nghiệp, áp dụng những công nghệ làm báo hiện đại, không thể nghiệp dư và tại Hội báo toàn quốc năm 2023 sẽ có các cuộc thảo luận về trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.

Chuyển đổi số cần đi trước, có giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm, phải có tư duy đi trước, đón đầu, đi trước - về trước trong chuyển đổi số, phát triển đột phá về công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao và quản trị tiên tiến.

Chuyển đổi số để sống hạnh phúc hơn

Đặng Chung - Hiếu Anh |

Chuyển đổi số không phải là những gì cao siêu, cũng không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vực. Mục tiêu của chuyển đổi số là để giúp người dân sống hạnh phúc hơn.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Báo Lao Động trao quà đến học sinh vùng lũ Yên Bái

Trần Bùi |

Ngày 28.9, Quỹ Tấm lòng Vàng phối hợp cùng nhóm học sinh Hà Nội trao quà cho điểm trường vùng lũ Yên Bái.

Huấn luyện viên Nam Định: Chúng tôi cần cải thiện tấn công

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt cho rằng Thép Xanh Nam Định cần phải cải thiện khâu tấn công.

Cole Palmer lập poker giúp Chelsea thắng Brighton 4-2

Nhóm PV |

Tối 28.9, Chelsea đã đánh bại Brighton 4-2 trong ngày thi đấu chói sáng của Cole Palmer ở vòng 6 Premier League.

Giờ thứ 9: Chia ly để hạnh phúc - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông đã có vợ nhưng lại có tình cảm với một cô gái trẻ. Họ yêu nhau trong bóng tối và rắc rối xảy đến khi cô gái bỗng nhiên có bầu.

Chuyển đổi số, áp dụng công nghệ là vấn đề sống còn của báo chí

Vương Trần |

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Báo chí Việt Nam phải thực sự chuyên nghiệp, áp dụng những công nghệ làm báo hiện đại, không thể nghiệp dư và tại Hội báo toàn quốc năm 2023 sẽ có các cuộc thảo luận về trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số.

Chuyển đổi số cần đi trước, có giải pháp phù hợp trước các công nghệ mới

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm, phải có tư duy đi trước, đón đầu, đi trước - về trước trong chuyển đổi số, phát triển đột phá về công nghệ hiện đại, nhân lực chất lượng cao và quản trị tiên tiến.

Chuyển đổi số để sống hạnh phúc hơn

Đặng Chung - Hiếu Anh |

Chuyển đổi số không phải là những gì cao siêu, cũng không còn là giải pháp lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi quốc gia và từng lĩnh vực. Mục tiêu của chuyển đổi số là để giúp người dân sống hạnh phúc hơn.